Bốn cây cột dừa
Hai cây đinh sắt
Một cái đòng đưa
Một cái ngúc ngoắc
Bài đóng góp:
-
-
Gái thì giữ lấy chữ trinh
Gái thì giữ lấy chữ trinh
Siêng năng chín chắn, trời dành phúc cho -
Gà mái gáy mai, lụn bại cửa nhà
-
Gà mái gáy gở
-
Gái rẫy chồng mười lăm quan quý
-
Gái lỡ thì gặp quan tri góa vợ
-
Gái bay như con ma ranh
Gái bay như con ma ranh
Ăn rồi nói quẩn nói quanh trong nhà -
Gặp đây em xơi miếng trầu
Gặp đây em xơi miếng trầu
Gọi là tỏ giải mấy câu tư tình
Xin em đừng có cậy mình
Một mai quá lứa xuân xanh hết thì -
Gái chậm chồng mẹ cha khắc khoải
Gái chậm chồng mẹ cha khắc khoải
-
Sư hổ mang, vãi rắn rết
-
Rõ ràng giấy trắng mực đen
-
Giống nhau như hệt
-
Hai bên nẫu đứng tréo hèo
-
Dì như mẹ chú như cha
Dì như mẹ
Chú như cha -
Đi đứng mệt mỏi
-
Dứt tình cho bạn bán buôn
-
Dù cho cho đến bao giờ
-
Dù con đô đốc quận công
-
Dù xanh mà gặp võng điều
-
Dây lưng bốn mối phủ phê
Chú thích
-
- Mai
- Buổi sáng.
-
- Gà mái gáy gở
- Chuyện ít xảy ra, dân gian coi là điểm gở. Nghĩa bóng chê trách việc phụ nữ can thiệp vào chuyện đàn ông.
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Tri phủ
- Chức quan đứng đầu một phủ hoặc châu (tương đương với một huyện nhưng có vị trí quan trọng hơn), có quyền cao nhất cả về dân sự lẫn quân sự trong địa hạt đó.
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Ngầy
- Phiền nhiễu, bực mình.
-
- Bánh in
- Một loại bánh có xuất xứ từ Huế, được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác và được ép, đức thành khuôn mặt đáy của bánh thường khắc các hình chữ Phúc, Lộc, Thọ hoặc các hình trang trí khác và gói trong giấy bóng kính ngũ sắc. Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Tréo hèo
- Trái trất, tréo ngoe, trái khoáy, tréo cẳng ngỗng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Vò
- Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Tuông
- Đụng chạm (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngầy ngà
- Rầy rà, phiền nhiễu.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Đô đốc
- Tên một chức quan chuyên trách về quân sự trong thời phong kiến. Tùy theo từng thời kì mà chức đô đốc có những quyền hạn khác nhau, nhưng đều là cấp cao (ví dụ đứng đầu bên võ).
-
- Quận công
- Một tước hiệu thời phong kiến trong lịch sử nước ta, phổ biến nhất vào thời vua Lê - chúa Trịnh. Khi ấy quận công được xếp chỉ sau vua, chúa và vương.
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.