Ăn một đọi cơm, đơm một đọi máu
Máu chi tanh tưởi máu ơi
Mồ cha quân cướp nước sướng đời không bay
Bài đóng góp:
-
-
Ăn hột mít địt ra khói
-
Trầu quế chọn ngọn cho chuông
-
Anh trưa chợ gặp ả lỡ đò
-
Anh em ghét nhau, ốm đau tìm đến
Anh em ghét nhau, ốm đau tìm đến
-
Anh em chém nhau đằng sống, không chém nhau đằng lưỡi
Anh em chém nhau đằng sống, không chém nhau đằng lưỡi
-
Vợ chồng trẻ đi ẻ cũng nhớ
-
Tròn như vại nhút
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tru tóm nhóm về sừng, ngài tóm nhóm về dái
Dị bản
Tru tóm nhóm về sừng
Ngài tóm nhóm về lưng về lồn
-
Trời thấp phải đi khom
Trời thấp phải đi khom
-
Trông trời cho chóng gió đông
-
Vay cả trả nửa
Vay cả trả nửa
-
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
-
Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trầm trồ như Ngô chộ lồn
-
Một trăm lời nói không bằng ống khói Honda
Dị bản
Một trăm lời nói không bằng làn khói Honda
-
Tràng sưa sáo rách
-
Trai Thanh Lạng bất khả giao
-
Rượu nồng ai uống mà say
-
Trai nhớ bạn cũ, gái nhớ chồng xưa
Trai nhớ bạn cũ, gái nhớ chồng xưa
Không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm
Chú thích
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Địt
- Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chuông
- Vuông, tốt đẹp.
-
- Trửa
- Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Anh trưa chợ gặp ả lỡ đò
- Duyên phận của những kẻ lỡ làng.
-
- Ẻ
- Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Vại
- Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.
-
- Nhút
- Món dưa muối xổi (muối nhanh, làm ăn ngay trong ngày) làm từ xơ mít hoặc hoa chuối, có thể trộn thành nộm, hoặc nấu canh cá, xào với thịt ba chỉ v.v. Nước ta có nhút mít Thanh Chương (Nghệ An) ngon nổi tiếng.
-
- Tròn như vại nhút
- Vừa béo vừa lùn.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Tóm
- Tóp, gầy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ngài
- Người (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tru tóm nhóm về sừng, ngài tóm nhóm về dái
- Trâu gầy yếu thường do mải phá phách, húc nhau; người gầy gò xanh xao do quan hệ tình dục quá độ.
-
- Gió đông
- Từ từ Hán Việt đông phong, nghĩa là gió mùa xuân, từ hướng đông thổi đến.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Đề đô thành Nam trang - Thôi Hộ)Trần Trọng San dịch:
Mặt người giờ ở nơi nao?
Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông.
-
- Nhông
- Chồng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tre non đuôi én
- Tre đẹp nhưng còn non, chưa sử dụng được.
-
- Tràng
- Đồ đan bằng tre, lòng nông, có vành (như cái mẹt).
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà
- "Trâu đỏ" tức chiếc máy cày (thường được sơn đỏ). Thời lao động hợp tác xã, nhiều kẻ lái máy cày hay vòi vĩnh ăn hối lộ.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Honda
- Đọc là hon-đa, một thương hiệu xe máy của Nhật rất phổ biến ở nước ta, đến nỗi người ta nói "hon-đa" để chỉ xe máy nói chung.
-
- Tràng sưa sáo rách
- Cái tràng thưa và tấm sáo rách. Chỉ gia cảnh nghèo hèn.
-
- Thanh Lạng
- Địa danh nay thuộc xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thanh Lạng có truyền thống nấu rượu.
-
- Nguyệt Ao
- Hay Nguyệt Áo, Nguyệt Úc, một làng cổ trước thuộc huyện La Sơn, trấn Nghệ An, nay thuộc xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của danh sĩ Nguyễn Thiếp.
-
- Đức Thanh
- Tên một xã thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây nổi tiếng với rượu nếp làng Thanh Lạng.