Gặp cơm Ba Thắc thơm ngon
Chan nước mắm Hòn ăn chẳng muốn thôi
Bài đóng góp:
-
-
Quan trên tống trát về làng
-
Em thấy anh có một mẹ già
Em thấy anh có một mẹ già
Để em vô phụ trong nhà được không? -
Sông dài, cá lội phủ phê
-
Độc huyền nhỏ tiếng kêu thanh
-
Em đây quyết noi gương chị Nguyệt Nga
-
Em như trái phật thủ khác gì
-
Ngó lên trời thấy trời cao không thấu
-
Tui thương mình tui giấu kín trong tâm
Dị bản
Thương mình tôi giấu trong tâm
Cũng như trái lựu chín thâm trên cành
-
Gió mùa đông trăng lồng lạnh lẽo
-
Chim thằng chài có ngày mắc bẫy
-
Sông sâu anh cắm sào dài
-
Nhà tôi ba bốn miệng ăn
Nhà tôi ba bốn miệng ăn
Hai cô chồng bỏ, ba thằng vợ chê -
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ôngDị bản
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông lộn xuống thằng, thằng tếch lên ông
-
Trắng như tiên, không phải duyên anh không tiếc
Trắng như tiên, không phải duyên anh không tiếc
Đen như cục than hầm, duyên hợp anh ưng -
Lửa vùi vừa ấm lòng lư
-
Nhớ nhau lụy ứa hai hàng
-
Đứa nào được Tấn quên Tần
-
Phụ mẫu cưới em về, có vòng vàng chuỗi hột
Phụ mẫu cưới em về, có vòng vàng chuỗi hột
Anh mê cờ bạc, lột bán sạch trơn -
Gặp mình khi nãy có chào
Gặp mình khi nãy có chào
Nhưng bởi xay lúa ồn ào chẳng nghe
Chú thích
-
- Ba Thắc
- Tên của một địa danh ở miền Nam, xuất phát từ chữ Bassac trong tiếng Khmer. Hiện có ba cách giải thích về địa danh này:
1. Vùng đất ngày xưa thuộc địa phận của Campuchia, người Khmer gọi là Srok Bassac. Vùng đất này kéo dài từ Châu Đốc xuống Cà Mau hiện nay.
2. Tên gọi khác của sông Hậu (người Khmer gọi là Tonlé Bassac).
3. Tên gọi một trong ba cửa biển của sông Hậu, bao gồm Tranh Đề, Định An và Ba Thắc. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970 nên không còn nữa.
-
- Hòn Rái
- Một hòn đảo địa bàn xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, là một hòn đảo độc lập nằm trong vịnh Thái Lan, cách bờ biển Kiên Giang khoảng 25 km. Trước đây đảo có tên là Thát Dự, nhưng do trên đảo trồng nhiều cây rái nên gọi là Hòn Rái, Hòn Sơn hay Hòn Sơn Rái (Cũng có ý kiến cho rằng khi người Pháp tìm ra hòn đảo này đã đặt tên là hòn Sơn Rái, vì nhìn từ trên máy bay xuống giống như con rái cá đang bơi giữa biển). Tại đây có nghề làm nước mắm truyền thống rất nổi tiếng, đến mức trở thành "thương hiệu" nước mắm Hòn.
-
- Trát
- Giấy truyền lệnh của quan lại ngày xưa. Từ chữ Hán 札 nghĩa là cái thẻ, vì ngày xưa không có giấy nên mọi mệnh lệnh muốn truyền đạt phải viết vào miếng gỗ nhỏ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phù trợ gia cư
- Giúp đỡ, coi sóc việc nhà (chữ Hán).
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Tùng bá
- Cây tùng (tòng) và cây bách (bá), trong văn chương thường được dùng để tượng trưng cho những người có ý chí vững mạnh, kiên cường, thẳng thắn.
-
- Lựu lê
- Cây lựu và cây lê, hình ảnh ước lệ thường thấy trong văn chương cổ, ở để chỉ người con gái.
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Phật thủ
- Một loại cây có quả thường được dùng để chưng trong dĩa trái cây cúng, đôi khi dùng thay cho chanh hoặc bưởi trong chế biến món ăn, làm mứt, trồng làm chậu kiểng, và làm thuốc Đông y. Phật thủ có nghĩa là bàn tay Phật. Quả phật thủ được cho là mang lại may mắn và tuổi thọ.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Giả tỉ như
- Ví như, ví dụ như.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Thắt thẻo
- Bồi hồi, khắc khoải, bồn chồn trong lòng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Trắc nết
- Tính nết hư hỏng, không đứng đắn.
-
- Nài
- Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thá
- Người ngoài, người khác (phương ngữ Nam Bộ). Từ này có gốc từ cách phát âm của chữ Hán tha 他 (khác).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.