Bài đóng góp:
-
-
Của để dành là của mèo tha
Của để dành là của mèo tha
-
Bước vào phòng học gọi chồng
Bước vào phòng học gọi chồng
Trở ra sắp gánh, sắp gồng ra đi
Không đi thì chợ không đông
Đi ra một bước thương chồng, nhớ con -
Ai xui quân Pháp đi càn
-
Ai ơi chớ lấy chồng chung
Ai ơi chớ lấy chồng chung
Chồng chung hai vợ một mùng
Day qua con vợ nọ, chọc khùng con vợ kia -
Ai đi qua phố Khoa Trường
-
Binh triều binh quốc phó
Dị bản
-
Gái mà da thắm hồng hào
Gái mà da thắm hồng hào
Mắt đen lay láy, người nào chẳng yêu -
Trở mặt như trở bàn tay
Trở mặt như trở bàn tay
-
Vừa đánh vừa trói
-
Ai chồng, ai vợ mặc ai
-
Cá lên mặt nước cá khô
Cá lên mặt nước cá khô
Vì anh, em phải giang hồ tiếng tăm -
Cây tre non chẻ lạt chàng ơi
-
Cây trúc đứng dựa bực sông
Cây trúc đứng dựa bực sông, trời giông cây trúc lật
Phải chi anh ở gần, dầu cực cũng ưng -
Ai về nhắn nhủ cô hay
Ai về nhắn nhủ cô hay
Thương anh thì đợi cho đầy ba đông
Hay là cô vội lấy chồng
Mặc ý tùy lòng anh chẳng dám ngăn -
Ai về nhắn gởi đôi lời
Ai về nhắn gởi đôi lời
Thuyền rời xa bến, chẳng dời nước non -
Cây tốt bị đốn trước
Cây tốt bị đốn trước
-
Sáo kêu, công múa, nghé cười
-
Ai về Bình Định Quy Nhơn
-
Ai về nhắn chị em nhà
Ai về nhắn chị em nhà
Muốn cho hoa tốt liệu mà bón phân
Chú thích
-
- Hai Bà Trưng
- Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai nữ tướng của Giao Chỉ (Việt Nam ta lúc bấy giờ) đã nổi cờ khởi nghĩa vào năm 40 sau Công nguyên để chống lại sự nô thuộc của nhà Đông Hán. Khởi nghĩa thắng lợi, Thái thú Giao Chỉ người Hán là Tô Định bỏ chạy về phương Bắc, Trưng Trắc xưng vương, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, chọn kinh đô là Mê Linh, trị vì được ba năm, đến năm 43 bại trận dưới tay tướng nhà Hán là Mã Viện. Tục truyền do không muốn đầu hàng, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử, nhưng cũng có thuyết cho hai Bà đã bị quân Mã Viện bắt và xử tử.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khoa Trường
- Tên một thôn thuộc xã Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Trương Phúc Loan
- (? - 1776) Hay Trương Phước Loan, một quyền thần cuối thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Trong hơn mười năm cầm quyền, Quốc phó Trương Phúc Loan đã lạm dụng quyền hành mưu lợi riêng, khuynh đảo chính sự ở Đàng Trong, góp phần gây nên sự sụp đổ chính quyền các chúa Nguyễn. Sinh thời, nhân dân oán ghét gọi ông là Trương Tần Cối (Tần Cối là tên một gian thần đời Tống trong lịch sử Trung Quốc).
-
- Nguyễn Phúc Dương
- (? - 1777) Vị chúa Nguyễn thứ 10 ở Đàng Trong, hiệu Tân Chính vương, là em con chú của Nguyễn Phúc Ánh. Chính quyền chúa Nguyễn bấy giờ đương nguy khốn, trong thì bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng, ngoài thì bị quân chúa Trịnh và quân Tây Sơn vây đánh. Ông là người có chí khôi phục nghiệp tổ tiên nhưng không thành.
-
- Tây Sơn
- Tên cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, đồng thời cũng là tên vương triều được lập ra từ cuộc khởi nghĩa này và kéo dài từ 1788 đến 1802. Khởi nghĩa và vương triều Tây Sơn có công rất lớn trong việc bình định đất nước, chấm dứt thời kì loạn lạc Trịnh-Nguyễn phân tranh, đồng thời giữ vững bờ cõi trước sự xâm lược của quân Thanh. Tây Sơn gắn liền với hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Rấp nước
- Ngập trong nước.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Quy Nhơn
- Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Định. Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm, thuộc vùng đất Đàng Trong, xứ Thuận Quảng, từ cách đây hơn 400 năm. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ 11. Tại Quy Nhơn có các danh thắng như Tháp Đôi, Gành Ráng, biển Quy Hòa... cùng các đặc sản như bún chả cá, nem chua...