Bây giờ gặp phải hội này
Khi trời hạn hán, khi hay mưa dầm
Khi trời gió bão ầm ầm,
Đồng tiền lúa thóc, mười phần được ba
Lấy gì đặng nộp cho chàng
Lấy gì công việc xóm làng cho an
Lấy gì sưu thuế cho làng
Lấy gì hỗ trợ trên đàng làm ăn
Trời làm chi cực hại dân
Trời làm mất mát thêm phần khó khăn!
Phan An
Sáng lập và chịu và trách nhiệm kĩ thuật cho Ca dao Mẹ. Tác giả của Quẩn quanh trong tổ, Trời hôm ấy không có gì đặc biệt, và Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất. Hiện đang sống và làm việc tại Munich, Cộng hòa Liên bang Đức.
Bài đóng góp:
-
-
Trời sinh ra kiếp ăn chơi
Trời sinh ra kiếp ăn chơi
Sao trời lại ghép vào nơi không tiền? -
Trời ơi có thấu tình chăng
Trời ơi có thấu tình chăng
Con người nhân nghĩa lai căng mất rồi. -
Trời cao đất rộng, em vọng lời nguyền
Trời cao đất rộng, em vọng lời nguyền,
Đất trời còn đó, em giữ tuyền thủy chung -
Anh ngồi một góc, em ngồi một góc
Anh ngồi một góc, em ngồi một góc
Em nghe anh khóc sướt mướt cuộc tình
Chờ khi còn lại một mình, em khóc theo -
Anh nằm bụi chuối, anh rên
Anh nằm bụi chuối, anh rên
Miệng kêu bớ vợ, lấy mền đắp tao! -
Anh khuyên em đừng lại lại qua qua
Anh khuyên em đừng lại lại qua qua,
Mẹ cha biết đặng đánh la tụi mình.Dị bản
Em khuyên anh, đừng lại lại qua qua,
Mẹ anh biết đặng, đánh la tụi mình
-
Anh về ở trển cho vui
-
Gá duyên, anh giữ em gìn
-
Mình như quả cà sứt tai
-
Lên voi, miệng lại túc còi
Dị bản
Lên voi rúc một tiếng còi
Thương cha nhớ mẹ, lệnh đòi phải đi
-
Đường đi loanh quanh ngoắt ngoéo
-
Đồng nào đồng chẳng có chim
-
Đồn vui, sai thú đi thăm
-
Đưa chân sa xuống ruộng đầm
-
Anh về, em nỏ dám đưa
Dị bản
Ra về em chẳng dám đưa
Hai hàng nước mắt như mưa tháng mười
-
Đưa anh ra tới bờ hồ
-
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
-
Đưa nàng về tới cây trôm
-
Tám sào chống cạn
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trển
- Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Đàng Trong
- Cũng gọi là Nam Hà, một khái niệm bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh trở vào Nam, do chúa Nguyễn kiểm soát. Đàng Trong chấm dứt sự tồn tại của nó trong lịch sử từ năm 1786, khi phong trào Tây Sơn lật đổ chế độ Vua Lê-Chúa Trịnh.
-
- Đàng Ngoài
- Còn có tên là Bắc Hà hoặc Đường Ngoài (ít gặp), tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, chỉ phần lãnh thổ nước ta từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở ra Bắc, được kiểm soát bởi vua Lê - chúa Trịnh. Đến năm 1786, quân Tây Sơn tiến ra Bắc diệt Trịnh, chính thức chấm dứt chính thể Đàng Ngoài.
-
- Bánh trôi nước
- Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.
-
- Lịnh
- Lệnh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Lưu thú
- Làm lính canh giữ đồn, thành trong một khoảng thời gian nhất định.
-
- Từ
- Ruồng bỏ, không nhìn nhận. Cha mẹ từ con nghĩa là không còn nhận đó là con mình.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Đông Hồ
- Tên một cái đầm thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, ăn thông với cửa biển Trần Hầu, có diện tích tự nhiên khoảng 1.384ha. Đầm có nguồn thủy hải sản đa dạng, đồng thời có giá trị lớn về sinh thái.
-
- Thờn bơn
- Còn gọi là cá bơn, một loại cá thân dẹp, hai mắt nằm cùng một bên đầu. Vì vị trí hai mắt như vậy nên khi nhìn chính diện có cảm giác miệng bị méo.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Trôm
- Một loại cây thân gỗ, cho mủ (nhựa) có vị ngọt, thường được dùng làm thức uống giải khát.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Tù và
- Một loại dụng cụ làm từ sừng trâu, sừng bò, ngà voi, hoặc các loại vỏ ốc, thường dùng để báo hiệu bằng cách thổi vào phần đáy. Trong chiến tranh, tù và được dùng để đốc thúc tinh thần quân sĩ. Tù và cũng là nhạc cụ truyền thống của một số dân tộc thiểu số.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).