Cố hương chàng đã phản hồi,
Em về thành nội ngùi ngùi nhớ thương.
Phan An
Sáng lập và chịu và trách nhiệm kĩ thuật cho Ca dao Mẹ. Tác giả của Quẩn quanh trong tổ, Trời hôm ấy không có gì đặc biệt, và Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất. Hiện đang sống và làm việc tại Munich, Cộng hòa Liên bang Đức.
Bài đóng góp:
-
-
Thương hỡi thương, gươm trường anh chẳng sợ
-
Trách ai vội thác suối vàng
-
Xuân noãn nhứt gia đào lí hạnh
-
Anh ngồi phần thủ trống treo
-
Lỡ quan, lỡ lính, lỡ làng
-
Trời mưa xăn ống cao quần
-
Em thác ba năm xương tàn cốt rụi
-
Phú bói giò gà
Đầu năm ra mắt mồng ba
Cúng ông Hành Khiển cùng là Hành Binh
Bói giò phải bói cho tinh
Xem tường màu sắc chân hình rủi may
Đôi giò cần để thẳng ngay
Nhuận hồng vàng ánh năm nay chắc giàu
No rồi chụm móng khít khao
Đỡ cái chặt chẽ cũng giàu cũng sang
Đỏ mà gân máu nổi loang
Là điềm hao của tan hoang cửa nhà
Trắng xanh bền bệt thây ma
Ấy điềm tang chế ông bà cháu con
Da gà tươi mượt vàng son
Đi thi chắc đậu đi buôn chắc lời
Khe chân gà hở tơi bời
Tiền vô nhiều cũng phủi rồi tay không … -
Tơ tằm đã vấn thì vương
-
Ai về bên ấy bây giờ
-
Ai kêu ai hú bên sông
Ai kêu ai hú bên sông
Mẹ kêu con dạ, có chồng phải theo -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Bên kia có nứng cùng chăng
-
Măng không uốn, tre uốn sao được
Dị bản
-
Ai về Ðập Ðá quê cha
Dị bản
-
Gò Găng có nón chung tình
Gò Găng có nón chung tình
Ở đây có một dạ với mình, mình ơi -
Trời ơi ngó xuống mà coi
-
Gió bay cầu thấp cầu cao
Gió bay cầu thấp cầu cao,
Gió bay cầu nào con chỉ mẹ coi -
Đàn ông leo núi đốn cây
Đàn ông leo núi đốn cây,
Đàn bà bán chợ nuôi bầy con thơ -
Đàn ông chẳng xứng chút nào
Đàn ông chẳng xứng chút nào,
Vợ kia vợ nọ biết bao cho vừa
Chú thích
-
- Cố hương
- Quê cũ (từ Hán Việt).
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
(Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam)
-
- Phản hồi
- Quay lại, quay về.
-
- Thành Nội
- Bên trong Kinh thành Huế.
-
- Ngù
- Núm tròn chụp lên chóp mũ nón, cán cờ, cán binh khí thời trước, thường có đính những tua màu đẹp rủ xuống hoặc chòm lông dài.
-
- Căn nợ
- Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Ngãi nhơn
- Nghĩa nhân (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phần thủ
- Chòi cất bên sông để canh gác.
-
- Chơn
- Chân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Công khanh
- Tam công (ba chức quan cao cấp nhất trong triều đình phong kiến) và cửu khanh (chín chức quan lớn chỉ sau tam công). Chỉ chung việc đỗ đạt, làm quan.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Con nhạc bạch: Con chim nhạn màu trắng.
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- Hành khiển
- Tên chung của mười hai vị thần văn (gọi là Thập nhị Đại vương Hành khiển) thay mặt Ngọc Hoàng – vị vua của thiên giới - trông coi mọi việc trên thế gian, mỗi vị một năm theo chu kỳ 12 con giáp. Bắt đầu là năm Tý, năm cuối cùng là năm Hợi, hết năm Hợi lại quay trở lại với vị Đại vương hành khiển của 12 năm trước. Vào đêm giao thừa người ta làm lễ cúng tế để tiễn hành khiển cũ và đón hành khiển mới. Đọc thêm về Hành binh, Hành khiển và Pháp quan.
-
- Hành binh
- Tên chung của mười hai vị thần võ thay mặt Ngọc Hoàng trông coi mọi việc trên thế gian, mỗi vị một năm theo chu kỳ của 12 con giáp. Xem thêm: Hành khiển.
-
- Bói giò gà
- Cũng gọi là xem chân giò, một nghi thức tín ngưỡng dân gian sử dụng chân gà để đoán việc lành dữ. Xem thêm.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giằng cối xay
- Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".
-
- Măng không uốn, tre uốn sao được
- Dạy con phải dạy từ nhỏ, nếu để lớn lên, tật xấu thành nếp thì khó mà bảo ban được nữa.
-
- Vồng
- Uốn cong lên.
-
- Đập Đá
- Một địa danh nay là một phường thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngày xưa đây là vùng sông nước, nhân dân phải đắp đập bổi để canh tác, gọi là đập Thạch Yển, sau là đập Thạch Đề tức là Đập Đá. Nằm ở phía đông thành Đồ Bàn xưa của Chiêm Thành và thành Hoàng Đế sau này của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc, nơi đây hội tụ nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo để cung cấp cho vua quan và các thân bằng quyến thuộc chi dùng: dệt vải, rèn, đúc đồng, gốm, kim hoàn...
Hiện nay Đập Đá là một địa điểm du lịch có tiếng của Bình Định.
-
- Phú Đa
- Một ngôi chợ thuộc thôn Tân Dân, thuộc tổng Háo Đức thượng, nay thuộc xã An Nhơn, thị xã Nhơn An, tỉnh Bình Định. Theo người xưa thì ông Võ Văn Thành, quê ở Phú Đa làm quan đại thần dưới triều chúa Nguyễn Phúc Trăn (1678 – 1691) và ông tổ họ Trần là những người có công thành lập chợ. Nhờ nằm trên các trục lộ giao thông, xe cộ, thuyền bè qua lại thuận tiện nên thời bấy giờ Phú Đa là một trung tâm thương mại ở phía nam Bình Định. Chợ họp một tháng 6 phiên vào những ngày 4 và 9 (4, 9, 14, 19, 24, 29) mỗi tháng. Ngoài ra, ngày nào cũng có chợ chiều đông đúc phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân cả vùng.
-
- Roi cặc bò
- Roi tết từ gân bò, bền chắc, có sức đàn hồi như cao su nên đánh rất đau.