Bài đóng góp:
-
-
Tại anh tại ả, tại cả đôi bên
-
Rèn một lưỡi a bằng ba lưỡi hái
-
Cắt rạ dùng a, quét nhà dùng chổi
Cắt rạ dùng a
Quét nhà dùng chổi -
Thương ai thương cả đường đi
Dị bản
Thương nhau thương cả dáng đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
-
Làm người phải đắn phải đo
Làm người phải đắn phải đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.Dị bản
Làm người phải biết đắn đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.
-
Ai về nhắn với nậu nguồn
Dị bản
Video
-
Nhà bà ba có giỗ
Một, hai, ba, nhà bà ba có giỗ
Nghe pháo nổ xách cái rổ chạy qua
Bà ba ơi cho con xin trái ổi
Mụ nội mày ! Mấy trái ổi còn non !
Chú thích
-
- Giả
- Người (từ Hán Việt).
-
- Ả
- Từ dùng để chỉ chị gái.
-
- A
- Nông cụ dùng để cắt rạ hoặc cắt cỏ, có hai lưỡi tra vào cán dài. Có nơi còn gọi là cái gạc hoặc cái trang.
-
- Lưỡi hái
- Một nông cụ có lưỡi bằng sắt sắc bén, dài và cong và có chuôi cầm bằng gỗ dài, thường dùng để phát cỏ.
-
- Tông chi
- Các chi trong một họ nói chung.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Cá chuồn
- Tên một họ cá biển có chung một đặc điểm là có hai vây ngực rất lớn so với cơ thể. Hai vây này như hai cánh lượn, giúp cá chuồn có thể "bay" bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước và xòe vây lượn đi, có thể xa đến khoảng 50 mét. Cá chuồn sống ở những vùng biển ấm, thức ăn chủ yếu của chúng là các phiêu sinh vật biển.
Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...