Rạch Đông con nước chảy
Con cá nhảy, con tôm nhào
Hai đứa mình kết nghĩa, cha mẹ lẽ nào không thương
Lê Tư
Hiện đang làm việc và sinh sống tại TP Vũng Tàu.
Học chuyên ngành kinh tế và đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng rất thích tìm hiểu những câu chuyện về văn hóa và lịch sử của Việt Nam cũng như thế giới.
Đặc biệt yêu thích Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du.
Bài đóng góp:
-
-
Ra về em muốn về theo
-
Trăng lặn đã có mặt trời
Trăng lặn đã có mặt trời
Em không thương anh nữa, có người khác thương -
Tôi xa mình chưa mấy con trăng
-
Tỏ trăng chàng lại phụ đèn
-
Tới đây cối gạo đã đầy
Tới đây cối gạo đã đầy
Trước là giã gạo, sau gầy lương duyên -
Xay thóc có giàng, việc làng có mõ
-
Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú
Xanh đầu con nhà bác
Bạc đầu con nhà chúDị bản
Nhỏ con nhà bác, lớn xác con nhà chú
-
Bậu có chồng chưa bậu thưa cho thiệt
-
Bắc thang lên hái ngọn trầu xanh
-
Cau này em mới bổ ra
Cau này em mới bổ ra
Trầu không mới hái thật là trầu cay
Mời chàng xơi miếng trầu này
Giã ơn bác cả dang tay ra mời
Giã ơn tiếng nói tiếng cười
Giã ơn bác cả vừa ngồi vừa têm
Tôi xin chúng bạn đôi bên
Đừng cười chớ nói cứ yên xơi trầu
Miếng trầu tươi tốt xinh sao
Quả cau nó ở nơi nào tới đây
Miếng trầu kỳ ngộ cũng may
Hỏi rằng thuốc ở Sơn Tây hàng nào?
Miếng trầu kỳ ngộ cùng dao
Hỏi rằng dao đánh thợ nào bổ cau?
Thế nào em nói trước sau
Thì anh mới dám cầm trầu anh ăn -
Bớ thảm ơi, bớ thiết ơi
Bớ thảm ơi, bớ thiết ơi
Bớ bạn nhân tình ơi
Thân em như cái quả xoài trên cây
Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc
Nó đánh lúc la, lúc lắc trên cành
Một mai vô tình rụng xuống, biết vào tay ai
Kìa khóm trúc, nọ khóm mai
Ông Tơ, bà Nguyệt xe hoài chẳng thương
Một lần chờ, hai lần đợi
Sớm lần nhớ, chớ lần thương
Anh thương em nhưng bác mẹ họ hàng chẳng thương -
Ban mai ra đứng trông mây, thấy mây giăng mất chỗ
-
Hôm qua em đến chơi nhà
-
Mình ơi tôi thương mình quá đi mình
Mình ơi tôi thương mình quá đi mình
Chẳng gần nhau một phút lửa tình thiêu gan -
Gãi đúng chỗ ngứa
Gãi đúng chỗ ngứa
-
Gái chưa chồng trông mong đi chợ
-
Gái chưa chồng trong lòng còn hớn hở
-
Làm tôi thì ở cho trung
Làm tôi thì ở cho trung
Chớ ở hai lòng mà hóa dở dang -
Con chị nó đi, con dì nó lớn
Con chị nó đi
Con dì nó lớn
Chú thích
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Con trăng
- Một chu kì của mặt trăng xoay quanh trái đất, tức một tháng âm lịch.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Giằng cối xay
- Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thiệt
- Thật (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ này được đọc trại ra như vậy do kị húy bà vương phi Lê Thị Hoa (được vua Gia Long đặt tên là Thật).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Giã ơn
- Cảm tạ ơn.
Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
(Nhị Độ Mai)
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Kỳ ngộ
- Gặp gỡ một cách may mắn kỳ lạ (từ Hán Việt).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lim
- Địa danh nay là tên thị trấn của huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Tại đây có hội thi hát Quan họ nổi tiếng là hội Lim, được tổ chức vào ngày mười ba tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Xem một video về hội Lim.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).