– Tới đây trước hỏi sau han
Xuân thu anh đáng mấy,
Bạn hồng nhan anh thế nào?
– Em hỏi anh gan ruột bào nhào
Tuổi hai mươi chẵn, chốn phòng đào còn lẻ đôi.
Vườn em đã có choẻn cau
Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ
Anh về thưa mẹ với thầy
Anh sang làm rể tết nầy là xong
Các lái buôn đường biển ngày trước có hai bài vè khá dài theo thể lục bát, kể tên những hòn đảo, cửa biển, rạn san hô, làng chài... dọc theo lộ trình của thuyền buôn, gọi là bài vè Thủy Trình, hoặc vè Các Lái. Bài kể từ Huế vào Sài Gòn gọi là Hát vô, bài kể từ Sài Gòn ngược trở ra gọi là Hát ra. Hai bài này có khá nhiều dị bản.
Anh về cho em về theo
Bác mẹ có đánh ta leo lên giàn
Con chim quỳnh nhung ăn trái quỳnh châu
Chàng đà phụ thiếp thiếp đâu phụ chàng
Không tới lui thì ra chỗ từ nan
Tới lui thì sợ miệng thế gian chê cười
Nguyện cùng nhau đất chín trời mười
Trăm năm không bỏ nghĩa người bạn ơi!
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
Buồng đào khuya sớm thảnh thơi
Ra vào một mực nói cười như không
(Truyện Kiều)
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
Bình luận