Những bài ca dao - tục ngữ về "ăn cơm":

Chú thích

  1. Xới cơm thì xới lòng ta, so đũa thì phải so ra lòng người
    Thái độ chu đáo, ân cần, nhường nhịn trong đối nhân xử thế.

    Nhà thơ Xuân Diệu giảng đại ý: Người mình trước thường nấu cơm bằng rơm rạ. Cơm chín, phần trên cùng nồi thường bị ướt và nhão không ngon, phần cạnh và đáy nồi cơm dẻo và săn. Người xới thường xới phần trên cho mình trước mới xới phần ngon còn lại cho người khác, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, khách quý. Hơn nữa, bát cơm xới không nên quá vơi hay quá đầy.

    Do đũa trước đây vót bằng tre nên không đều, khi so đũa phải chọn những đôi không vênh lệch dành cho người khác trước. Chú ý: xới cơm cho người thì xới sau, còn so đũa cho người lại so trước. Chỉ trong một bữa ăn mà có hai thao tác sau–trước trái ngược hẳn nhau song mục đích lại giống nhau. Thế thật là ý nghĩa.

  2. Hẩm
    Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
  3. Đẩn
    Đẩy vào, tống vào với số lượng lớn, hoặc ăn một cách ngấu nghiến, thèm khát (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Lẩm
    Ăn. Cũng nói và viết là lủm ở một số địa phương Trung Bộ.
  5. Đơm
    Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
  6. Cháy
    Phần cơm bị cháy sém do nấu quá lửa, thường là phần ở dưới đáy nồi. Cơm cháy vẫn được dân ta tận dụng để ăn ngay hoặc chế biến thành nhiều món. Cơm cháy còn được dùng làm vị thuốc.

    Cơm cháy chà bông mỡ hành

    Cơm cháy chà bông mỡ hành

  7. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).