Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Diều hâu
    Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.

    Một loại diều hâu

    Một loại diều hâu

  2. Chèo chẹo
    Đòi hỏi điều gì dai dẳng đến nỗi gây khó chịu cho người khác (thường để nói trẻ nhỏ).
  3. Nồi Rang
    Tên một cái chợ cổ, nay thuộc thôn 3, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

    Chợ Nồi Rang

    Chợ Nồi Rang

  4. Dập bã trầu
    Cách nói chỉ thời gian ngắn, đủ để nhai dập một miếng trầu.
  5. Thuốc nam
    Tên gọi ngành y học thuộc Đông y xuất phát từ Việt Nam ta, để phân biệt với thuốc bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam). Nguyên liệu của thuốc Nam chủ yếu là những loại thảo mộc bản địa, dùng tươi hoặc sấy khô.

    Một cửa hàng thuốc nam tại Sa Pa

    Một cửa hàng thuốc nam tại Sa Pa

  6. Thuốc bắc
    Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.

    Một số vị thuốc bắc

    Một số vị thuốc bắc

  7. Các vị thuốc nam được người Trung Quốc thu mua, chế biến thành thuốc cắc rồi bán ngược lại cho người Việt Nam với giá cao.
  8. Giồng
    Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
  9. Xà gồ
    Cũn gọi là đòn tay, thanh cứng (ngày xưa thường làm bằng gỗ hoặc tre) được đặt nằm ngang để đỡ các bộ phận bên trên của một công trình xây dựng (nhà cửa, đền chùa...).

    Xà gồ chạm hoa văn

    Xà gồ chạm hoa văn

  10. Cung đàn
    Người làm nghề đàn trong những buổi hát chầu văn.
  11. Đồng cốt
    Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.

    Một bà đồng ngày xưa

    Một bà đồng ngày xưa

  12. Đức ông ở đây là vị thánh sẽ "giá ngự" vào xác bà đồng.
  13. Cồng
    Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.

    Cồng chiêng

    Cồng chiêng

  14. Quảng Xương
    Địa danh nay là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  15. Hoằng Hóa
    Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, nằm bên cửa Lạch Hới, nơi sông Mã đổ ra biển Đông.
  16. Cá trê
    Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.

    Cá trê

    Cá trê

  17. Ba sinh
    Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.

    Ví chăng duyên nợ ba sinh,
    Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?

    (Truyện Kiều)

  18. Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
  19. Hà Lờ
    Một địa danh thuộc quận Hiếu Xương trước đây, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
  20. Vịt
    Một loại giỏ tre đan theo hình con vịt, dùng để đựng tôm cua, cá...
  21. Sây
    (Cây) sai (hoa, quả).
  22. Có bản chép: nước nhà cậy trông.
  23. Gió mùa Đông Bắc
    Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
  24. Có bản chép: Theo đuổi
  25. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).