Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Kẻ Tàng
    Địa danh nay thuộc xã Sơn Long, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  2. Tày
    Bằng (từ cổ).
  3. Mấn
    Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  4. Mạo
    Mũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Miếu
    Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  6. Có bản chép: tiếng đôi.
  7. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  8. Cần Giờ
    Một địa danh nằm ở vùng Đông Nam Bộ, nay là một huyện ven biển thuộc thành phố Hồ Chí Minh (thường được xem là một huyện đảo vì địa thế gần như tách biệt với đất liền, bao quanh bởi sông và biển). Cần Giờ nổi tiếng với khu rừng ngập mặn (rừng Sác), một địa điểm du lịch sinh thái, và biển Cần Giờ, nguồn cung cấp hải sản phong phú.

    Tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ

    Tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ

    Cào nghêu tại biển Cần Giờ

    Cào nghêu tại biển Cần Giờ

  9. Cửa biển Cần Giờ nằm ở Gia Định. Thực dân Pháp tiến vào đánh chiếm Gia Định qua cửa biển này.
  10. Con sen
    Từ gọi người hầu gái dưới thời Pháp thuộc, có gốc từ tiếng Pháp servante (người ở, người giúp việc).
  11. Có bản chép: Cởi.
  12. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  13. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  14. Đương thì
    Đang ở thời kì tuổi trẻ, đầy sức sống (thường nói về con gái).
  15. Giá
    Mầm non của cây đậu, thường là đậu xanh.

    Giá đỗ

    Giá

  16. Vắn
    Ngắn (từ cổ).

    Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
    Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  17. Dằm
    Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
  18. Độc bình
    Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.

    Độc bình sứ

    Độc bình sứ

  19. Bát giác
    Tám góc (từ Hán Việt). Hình bát giác là hình tám góc (tám cạnh).
  20. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  21. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  22. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  23. Có bản chép: Cha mẹ em kén rể mà lỡ anh tầm thường biết đặng hay không?
  24. Tình Di
    Tên Nôm là kẻ De, một làng nay thuộc xã Quang Diệm (được gộp từ hai xã cũ là Sơn Quang và Sơn Diệm), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  25. Đó
    Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.

    Cái đó

    Cái đó

  26. Cội
    Gốc cây.
  27. Dưa khú
    Dưa muối lâu bị thâm lại và có mùi, ăn dở hoặc không ăn được.
  28. Thê nhi
    Vợ con (từ Hán Việt).
  29. Thần vì
    Cũng gọi là thần vị, thần chủ, chỉ bài vị của người chết.
  30. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  31. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  32. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  33. Tức vợ cả, vợ hai.