Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cốt nhục
    Xương (cốt) thịt (nhục). Người xưa quan niệm anh chị em, mẹ con, cha con là cùng chung xương thịt, nên tình anh (chị) em, mẹ con, cha con... được gọi là tình cốt nhục.
  2. Đồng bào
    Cùng chung (đồng) bào thai, nghĩa hẹp dùng để chỉ anh em ruột vì cùng một mẹ sinh ra, nghĩa rộng chỉ người trong cùng một nước vì cùng một tổ tiên.
  3. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  4. Quý hồ
    Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
  5. Sóng
    Cái chạn đựng chén bát (phương ngữ Trung Bộ).
  6. Bát trong sóng còn có khi động
    Bán chén nằm yên trong sóng (chạn) còn có khi nghe khua lách cách. Ý nói bà con ở cùng một nhà khó tránh khỏi sự mất lòng nhau.
  7. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  8. Kết tóc xe tơ
    Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.

    Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.

  9. Toóc
    Rạ (phương ngữ miền Trung).
  10. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  11. Rạ
    Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.

    Mái rạ

    Mái rạ

  12. Thọ bệnh
    Mắc bệnh (từ Hán Việt).
  13. Ba trăng
    Người xưa gọi mỗi tháng là một con trăng. Ba trăng tức là ba tháng.
  14. Tam tòng
    Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:

    Tại gia tòng phụ:  khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
    Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
    Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.

  15. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  16. Phu thê
    Vợ chồng (từ Hán Việt).

    Có âm dương, có vợ chồng,
    Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.

    (Cung oán ngâm khúc)

  17. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Thờ vọng
    Thờ cúng (ông bà, cha mẹ...) khi sống xa nhà, xa quê.
  19. Nam Kỳ lục tỉnh
    Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:

    1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
    2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
    3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
    4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
    5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
    6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.

    Bản đồ Lục tỉnh năm 1808

    Bản đồ Lục tỉnh năm 1808

  20. Ở đây chàng trai chơi chữ: Phú (giàu), quý (địa vị cao, người Nam phát âm là quới), ninh (yên ổn), lợi, tiền (tiền tài).
  21. Song toàn
    Còn nói song tuyền, vẹn toàn cả hai (từ Hán Việt).
  22. Kết nguyền
    Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
  23. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  24. Mái
    Phần dẹp của cây chèo, loại chèo có lấp vào cọc.
  25. Lèo
    Dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển buồm hứng gió. Gió cả, buồm căng thì lèo thẳng. Động tác sử dụng lèo cũng gọi là lèo (như trong lèo lái).
  26. Nhân trần
    Còn gọi hoắc hương núi, chè nội, một loại cây thân thảo, tràng hoa màu tím hay lam, lá thơm, vị cay, hơi đắng. Cây mọc hoang vùng đồi núi, bờ ruộng, bãi đất trống, có thể gieo trồng bằng hạt. Dân ta thường dùng nhân trần làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nước sắc cây này có tác dụng tiêu, kích thích ăn uống và bổ máu.

    Nhân trần

    Nhân trần

  27. Ích mẫu
    Cây thân thảo, tràng hoa màu tím hồng, mọc hoang trên những vùng đất ẩm ở bãi sông. Dân ta dùng ích mẫu làm thuốc cho phụ nữ sau khi đẻ, hoặc chữa cao huyết áp, viêm thận và làm thuốc bổ huyết...

    Ích mẫu

    Ích mẫu

  28. Khoai sọ
    Tên chung của một số giống khoai (khoai sọ trắng, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi...) tương tự khoai môn như cho củ nhỏ hơn, nhiều tinh bột. Khoai sọ ăn được, thường để luộc, nấu canh hoặc nấu chè, hoặc cũng dùng làm thuốc. Ở một số vùng quê trước đây có nhiều khoai sọ mọc hoang, người dân thường tìm đào ăn trong những mùa đói kém.

    Khoai sọ

    Khoai sọ

  29. Lường
    Tên đoạn sông Lam chảy qua vùng thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Tại đây có bến sông gọi là bến Đò Lường. Sông Lường là con sông gắn liền với bài hát Ví giận thương (Giận mà thương) nổi tiếng:

    “Anh cứ nhủ rằng em không thương
    Em đo lường thì rất cặn kẽ
    Chính thương anh nên em bàn với mẹ
    Phải ngăn anh không đi chuyến ngược Lường”

    Nghe bài hát Giận mà thương do NSND Thu Hiền trình bày.

  30. Đa đoan
    Lắm mối, lắm chuyện lôi thôi, rắc rối.

    Cơ trời dâu bể đa đoan,
    Một nhà để chị riêng oan một mình

    (Truyện Kiều)

  31. Dao lá trúc
    Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
  32. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  33. Nơm
    Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.

    Úp nơm

    Úp nơm

  34. Rạng
    Hoa mắt (phương ngữ Trung Bộ).
  35. Chiêm, mùa
    Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
  36. Để chuẩn bị vụ chiêm, cần phải cày bừa rồi tháo nước vào ruộng cho tơi đất, thối cỏ. Để chuẩn bị vụ mùa, cần phải cày phơi cho đất ải.
  37. Đồ
    Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
  38. Tráng thủy
    Để chế tạo gương soi, trước đây người ta thường tráng một lớp bạc lên mặt sau của một tấm thủy tinh trong suốt. Quá trình tráng bạc này sử dụng hóa chất ở dạng lỏng nên được gọi là tráng thủy, lớp bạc sau khi hình thành được gọi là lớp tráng thủy, hay là lớp thủy.