Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gia Long
    (1762 - 1820) Tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, gọi tắt là Nguyễn Ánh, vị vua sáng lập triều đại nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử nước ta. Ông có công chấm dứt cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 200 năm, thống nhất đất nước.

    Vua Gia Long

    Vua Gia Long

  2. Minh Mạng
    Hay Minh Mệnh, tên húy là Nguyễn Phúc Đảm (25/5/1791 – 20/1/ 1841), vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời. Ông được coi vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn, và giai đoạn ông trị vì được xem là thời kì hùng mạnh cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

    Vua Minh Mạng

    Vua Minh Mạng

  3. Tự Đức
    (1829 – 1883) Vị hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến nước ta. Thời gian ông ở ngôi đánh dấu nhiều sự kiện trong lịch sử nước ta, trong đó quan trọng nhất là tháng 8/1858, quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho thời kì thống trị của người Pháp ở Việt Nam.

    Vua Tự Đức

    Vua Tự Đức

  4. Nón quai thao
    Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

  5. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  6. Hèo
    Một loại cây thuộc họ cau, thân thẳng có nhiều đốt, thường dùng làm gậy. Gậy làm bằng thân cây hèo cũng được gọi là hèo.
  7. Có bản chép: lấy được.
  8. Sung
    Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  9. Ngái
    Một loại cây thuộc họ dâu tằm, có tên khác là sung ngái, dã vô hoa. Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận của cây ngái đều có tác dụng chữa bệnh.

    Cây ngái

    Cây ngái

  10. Ăn sung trả ngái
    Quả sung và quả ngái nhìn tương tự nhau, nhưng quả sung thì ăn được mà quả ngái thì không ăn được. Ăn quả sung mà lại trả quả ngái thì chẳng những là không biết ơn mà còn là đánh lừa người làm ơn cho mình. Câu này chê những người bất nhân, lấy oán trả ơn.
  11. Bòng bong
    Một loại cây dây leo, mọc hoang ở các lùm, bụi. Bòng bong có thể dùng làm vị thuốc chữa các bệnh đường tiết niệu, chấn thương, sưng đau...

    Bòng bong

    Bòng bong

  12. Tiền sanh
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tiền sanh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  13. Thao
    Loại vải có sợ thô và to, mặt vải còn chưa sạch gút (mối vải).
  14. Long Thọ
    Một địa danh thuộc làng Nguyệt Biều, nay thuộc phường Thuỷ Biều thành phố Huế. Tại đây có đồi Long Thọ, trên đồi có dựng đình, nơi quàn quan tài các chúa Nguyễn Phúc Thái (1691), Nguyễn Phúc Chu (1725), Nguyễn Phúc Khoát (1765). Đến thời Gia Long thì đổi tên là Long Thọ Cương, dựng đình bát giác và dựng bia đá ghi sự tích. Vào đầu thời Gia Long, triều đình mở lò gạch tráng men sản xuất các vật liệu xây dựng kinh thành Phú Xuân - Huế. Đến năm 1896 nhà tư sản Bogaert đầu tư xây dựng nhà máy vôi Long Thọ sản xuất vôi thủy, xi măng, đồ sành sứ, gốm gạch ca rô...
  15. Sông Đồng Nai
    Con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ nước ta, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây sông có tên là Phước Long, đặt tên theo phủ Phước Long (Biên Hòa - Thủ Dầu Một) hiện nay. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn.

    Một nhánh sông Đồng Nai

    Một nhánh sông Đồng Nai

  16. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  17. Giẻ cùi
    Một loài chim thuộc họ Quạ, sống ở những khu vực rừng thưa hoặc cây bụi, có bộ lông màu sắc sặc sỡ. Giẻ cùi rất tạp ăn. Ngoài một số loại hạt, quả, chúng săn cả rắn, rết, chuột, cóc, ếch nhái, côn trùng.

    Dẻ cùi xanh mỏ đỏ

    Giẻ cùi xanh mỏ đỏ

  18. Lịnh
    Lệnh (phương ngữ Nam Bộ).
  19. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  20. Chữ thiên 天 (trời) "mọc đầu" tức là thành chữ phu 夫  (chồng). Ý chàng trai muốn hỏi cô gái có chồng chưa.
    Chữ liễu 了 (hiểu biết) "có ngang" nghĩa là thêm một nét ngang, trở thành chữ tử 子 (con). Ý cô gái muốn nói cô chẳng những đã có chồng mà còn có con nữa.
  21. Cô thân
    Cô đơn, một mình (chữ Hán).