Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Kinh Dịch có 64 quẻ, trong đó có quẻ bĩ và quẻ thái. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc, không thuận lợi, quẻ thái tượng trưng cho sự thuận lợi, hanh thông. Câu này có nghĩa khi nào sự bế tắc đến cùng cực (bĩ cực) thì sự hanh thông, thuận lợi sẽ tới (thái lai). Câu này nói ý hết khổ đến sướng, giống như câu “khổ tận cam lai” (khổ là đắng, cam là ngọt, đến tận cùng của sự cay đắng thì thời ngọt bùi sẽ tới).
  2. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  3. Lâm
    Tới, đến, đụng phải, gặp phải (từ Hán Việt).
  4. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  5. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  6. Chỉ tình cảnh khốn khó những năm mất mùa, đói kém.
  7. Chắn đăng
    Giăng đăng ở những vịnh, vũng để đón cá theo con nước xuống.
  8. Sông Mang
    Thật ra là một lạch biển ngắn (chỉ chừng 3km) nằm giữa một bên là cụm đảo Quan Lạn, Ba Mùn ở phía Đông Nam, một bên là cụm đảo Trà Bàn, Trà Ngọ ở phía Tây Bắc vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
  9. Minh Châu
    Địa danh nay là một xã đảo nằm trên đảo Quan Lạn, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đây là một địa điểm du lịch có tiếng của địa phương.

    Cảnh biển Minh Châu

    Cảnh biển Minh Châu

  10. Nhà
    Bạn bè nhân ngãi.
  11. Thống nồng
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thống nồng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  12. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  13. Nhà táng
    Nhà làm giả bằng tre giấy, đốt trong đám ma lớn, với mong muốn để cho người chết có nhà mà dùng.

    Nhà táng

  14. Sợ như bò thấy nhà táng
    Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: "Trong mắt con bò, cái nhà táng chẳng khác nào con quái vật, to lớn, màu sắc sặc sỡ, vằn vện […] Thế nên, khi phải đi ngang qua nhà táng, thì con bò sợ hết hồn hết vía." Một số từ điển khác thì cho rằng vì đám ma hay mổ bò, nên khi nhìn thấy nhà táng thì con bò lo sợ sẽ đến lượt nó bị người ta làm thịt.
  15. Có bản chép: mỏng gừng.
  16. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  17. Sông Hồng
    Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.

    Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.

    Sông Hồng buổi chiều nhìn từ cầu Long Biên

    Sông Hồng buổi chiều nhìn từ cầu Long Biên

  18. Ninh Bình
    Một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vùng đất này từng là kinh đô nước ta vào thế kỉ 10, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng.

    Cố đô Hoa Lư

    Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

  19. Chùa Non Nước
    Một ngôi chùa tọa lạc dưới chân núi Non Nước, bên bờ sông Đáy, nay thuộc địa phận phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, được xây từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127). Hiện nay núi chùa Non Nước là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia đồng thời cũng là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh Ninh Bình.

    Chùa non nước

    Chùa Non Nước

  20. Núi Ngọc Mỹ Nhân
    Còn có tên là núi Cánh Diều hoặc núi Phi Diên, một ngọn núi nằm ở phía đông thành phố Ninh Bình. Theo truyền thuyết, vào thời nhà Đường, Cao Biền sang cai trị nước ta, thường cưỡi diều giấy đi dò phá long mạch. Khi bay đến đất Hoa Lư, y bị một đạo sĩ (do thần Thiên Tôn hóa thân) cùng nhân dân ở đây dùng tên bắn trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống hòn núi này. Từ đó núi mang tên là Cánh Diều.

    Núi Cánh Diều nhìn từ bên kia sông Đáy

    Núi Cánh Diều nhìn từ bên kia sông Đáy

  21. Núi Gối Hạc
    Còn gọi là Hồi Hạc hoặc Hạc Sơn, một ngọn núi ở làng Đại Phong, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, là một thắng cảnh nổi tiếng trong vùng.
  22. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  23. Dao phay
    Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.

    Dao phay dùng trong bếp

    Dao phay dùng trong bếp

  24. Kèo nèo
    Cũng gọi là cù nèo, một loại rau mọc nhiều ở ruộng đồng miền Tây Nam Bộ, nhìn hơi giống cây lục bình. Kèo nèo thường được dùng trong món lẩu, nấu canh chua hoặc muối chua.

    Kèo nèo

    Kèo nèo

  25. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  26. Đôi chối
    Phân rõ phải trái với nhau trước người làm chứng.
  27. Thiên niên vạn đại
    Ngàn năm, vạn đời. Chỉ sự tồn tại lâu bền, vĩnh cửu.
  28. Nhiều tiền thiên niên vạn đại, ít tiền làm lại làm đi
    Chỉ việc làm nhà, hiểu rộng ra thì có ý nghĩa tương tự câu "Tiền nào của nấy."
  29. Có bản chép: "văn thơ," hoặc "văn thi."
  30. Phú lục
    Gọi chung các thể loại văn chương sử dụng trong khoa cử thời xưa. Phú là thể loại giữa thơ và văn xuôi, là một loại văn xuôi sử dụng vần điệu. Lục là một thể loại văn xuôi ghi chép lại các sự việc.
  31. Hay
    Giỏi giang.
  32. Có bản chép: "ngày ngày".
  33. Gàu sòng
    Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  34. Quẩy
    Hoặc quảy: động tác mang vật gì bằng cách dòng qua vai và áp sát lưng, thường thấy là cách dùng một đầu quang gánh.
  35. Sảy
    Cũng viết là sẩy, động tác hất cái nia hoặc sàng đựng lúa lên xuống đều đặn để tách vỏ và hạt lép ra khỏi hạt mẩy.

    Sảy lúa

    Sảy lúa

  36. Căn nợ
    Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.