Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  2. Phu thê
    Vợ chồng (từ Hán Việt).

    Có âm dương, có vợ chồng,
    Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.

    (Cung oán ngâm khúc)

  3. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Thờ vọng
    Thờ cúng (ông bà, cha mẹ...) khi sống xa nhà, xa quê.
  5. Dồi
    Món ăn được làm từ lòng (lòng lợn, lòng chó) hoặc thân động vật, có dạng hình ống, được nhồi đầy hỗn hợp gồm tiết và các loại rau gia vị như muối, tiêu, mỳ chính, nước mắm, tỏi và lạc, đậu xanh. Sau khi nhồi đầy chặt thì được hấp cách thủy cho chín hoặc nướng. Khi ăn, dồi được cắt ra thành lát mỏng, ăn với các loại rau mùi như rau thơm, húng... Thường gặp nhất là dồi chó, dồi lợn, sau đó là dồi rắn, lươn, cổ vịt...

    Dĩa dồi

    Dĩa dồi

  6. Âm phủ
    Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.

    Một hình vẽ âm phủ

    Một hình vẽ âm phủ

  7. Mía tiến
    Loại mía đặc sản mọc trên hai quả đồi đất đỏ là đồi Bạng và đồi ông Phụ ở Triệu Tường-Yên Vỹ, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Thân mía mềm, có thể dùng tay bẻ thành từng khẩu ngắn, không cần dùng dao. Bã mía tiến có thể phơi khô tán mịn, trộn thêm các nguyên liệu như nhựa trám, bột hương bài… để làm hương. Dưới thời nhà Nguyễn, cứ đến mùa, nhân dân phải đem mía này tiến vua, nên dần thành tên là mía tiến.

    Mía Triệu Tường

    Mía Triệu Tường

  8. Chuối ngự
    Chuối quả nhỏ, khi chín vỏ rất mỏng, màu vàng, thịt chắc và thơm. Xưa kia giống chuối này được đem tiến vua nên có tên gọi là chuối ngự.

    Chuối ngự

    Chuối ngự

  9. Đậu quyên
    Một họ đậu gần giống đậu ngự, cho hạt màu trắng kem hoặc xanh nhạt, nhỏ, hình trái thận. Hạt đậu quyên vừa có chất bột vừa có chất béo, ăn giòn, thường dùng để nấu chè hoặc ninh với thịt gà.

    Đậu quyên

    Đậu quyên

  10. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Liễu
    Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.

    Liễu rủ bên hồ Gươm

    Liễu rủ bên hồ Gươm

  12. Hèo
    Một loại cây thuộc họ cau, thân thẳng có nhiều đốt, thường dùng làm gậy. Gậy làm bằng thân cây hèo cũng được gọi là hèo.
  13. Có bản chép: Không bùa, không ngải.
  14. Trà Quế
    Tên một ngôi làng nằm cách phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau, nên còn gọi là làng rau Trà Quế.

    Tưới rau ở làng rau Trà Quế

    Một vườn rau Trà Quế

  15. Trà Quế có nghề trồng rau, nên phải gánh nước tưới rau.
  16. Cá mè
    Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.

    Cá mè

    Cá mè

  17. Cà Mau
    Tỉnh ven biển ở cực Nam nước ta, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Tên gọi Cà Mau có gốc từ tiếng Khmer “Tưk Kha-mau” có nghĩa là nước đen - màu nước đặc trưng ở đây là màu đen do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh rụng xuống. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã, hệ thống sông ngòi chằng chịt, và có nguồn dự trữ sinh thái phong phú.

    Phong cảnh Cà Mau

    Phong cảnh Cà Mau

  18. Tùa
    Lớn (cách phát âm chữ 大 đại của người Triều Châu).
  19. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  20. Nẫu
    Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
  21. Dị
    Chê bai, xa lánh (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Dầu
    Dù (phương ngữ Nam Bộ).
  23. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  24. Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
  25. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  26. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  27. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  28. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.