Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chuồn chuồn
    Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.

    Chuồn chuồn

    Chuồn chuồn

  2. Tía tô
    Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.

    Cây và lá tía tô

    Cây và lá tía tô

  3. Mình ve
    Mình gầy như xác con ve.
  4. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  5. Chữ đa trong tên bánh đa, từ Hán Việt có nghĩa là "nhiều."
  6. Thài lài
    Cây thân cỏ, thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm, lá hình trái xoan nhọn, hoa màu xanh lam hay tím. Được dùng làm thuốc chữa viêm họng, viêm thận, phù thũng, phong thấp, viêm khớp, rắn cắn...

    Cây và hoa thài lài trắng

    Cây và hoa thài lài trắng

  7. Quyền huynh thế phụ
    Quyền của anh (huynh) có thể thay thế cho cha (phụ) để giải quyết những việc trong gia đình.
  8. Có thể hiểu là "Thật là may mắn, khéo léo."
  9. Cơn
    Cây (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  10. Trộ
    Trận (phương ngữ).
  11. Liễu
    Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.

    Liễu rủ bên hồ Gươm

    Liễu rủ bên hồ Gươm

  12. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  13. Kháp
    Khớp, ăn khít vào nhau. Cũng dùng với nghĩa là "gặp mặt."
  14. Một lần thì kín, chín lần thì hở
    Câu này có hai cách giải nghĩa:

    1. Người khéo gói một lần là kín, người vụng gói nhiều lần vẫn hở.
    2. Việc làm vụng trộm nhiều lần sẽ bị phát hiện, không thể giấu mãi được.

  15. Đào tơ
    Do tiếng Hán Đào yêu, tên một bài thơ trong Kinh Thi, trong có đoạn:

    Đào chi yêu yêu,
    Hữu phần kỳ thực.
    Chi tử vu quy,
    Nghi kỳ gia thất.

    Tạ Quang Phát dịch:

    Đào tơ mơn mởn tươi xinh,
    Trái đà đơm đặc đầy cành khắp cây.
    Theo chồng, nàng quả hôm nay.
    Ấm êm hòa thuận nồng say gia đình.

    Văn học cổ thường dùng những chữ như đào non, đào tơ, đào thơ, đào yêu... để chỉ người con gái đến tuổi lấy chồng.

  16. Vú sữa
    Loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán rộng. Trái vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, tía hoặc nâu ánh lục, vỏ nhiều mủ. Vú sữa hiện có rất nhiều giống như vú sữa Lò Rèn, vú sữa nâu tím, vú sữa vàng. Trong đó, giống vú sữa Lò Rèn được trồng nhiều nhất vì có vỏ mỏng, sáng bóng rất đẹp, thịt trái nhiều, hương vị thơm ngọt. Cây vú sữa được trồng nhiều ở miền Nam nước ta, nhất là ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau và một số tỉnh khác ở miền Trung và miền Bắc. Theo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam năm 2013, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới xuất khẩu trái vú sữa.

    Trái vú sữa

    Trái vú sữa

  17. Có nơi hát: Đừng có đi đâu mà lạc đường lạc sá.
  18. Đây là trò Hú dê về nhà mẹ hoặc Dê mẹ tìm con. Cách chơi: từ 7 đến 9 em tham gia, em trưởng trò đóng vai dê mẹ, một em đóng vai sói, số còn lại đóng vai dê con. Dê con trốn nơi kín đáo sao cho sói không tìm thấy. Dê mẹ ngồi một nơi hoặc chạy đi chạy lại và hát bài đồng dao này, câu cuối cùng ngân dài. Dê con nghe tiếng mẹ gọi thì rời khỏi chỗ nấp, tìm cách chạy đến chạm vào tay dê mẹ sao cho sói không bắt được. Nếu bị bắt, dê con bị loại khỏi cuộc chơi.
  19. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  20. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  21. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  22. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  23. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  24. Canh nông
    Làm ruộng (từ Hán Việt).
  25. Năn
    Cũng viết là năng, còn gọi là mã thầy, một loại cỏ mọc hoang trên những cánh đồng ngập nước. Phần củ ăn được, lá được dùng làm vị thuốc.

    Củ năn (năng)

    Củ năn (năng)

  26. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  27. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  28. Mướp đắng
    Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.

    Mướp đắng

    Mướp đắng

  29. Bầu nắng, mướp đắng mưa, dưa đại hạn
    Các kiểu thời tiết hợp với sự phát triển của từng loại quả.