Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cuốc
    Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.

    Cuốc đất

    Cuốc đất

  2. Cuốc
    Còn gọi là chim quốc, con nghịt, một loại chim nhỏ thường gặp ngoài đồng ruộng, có tiếng kêu "cuốc, cuốc." Tương truyền chim cuốc (cũng gọi là chim đỗ quyên, xin xem chi tiết ở chú thích Đỗ quyên) là do vua Thục Đế mất nước khóc đến chảy máu mắt, chết đi hóa thành.

    Chim cuốc

    Chim cuốc

  3. Vô hồi
    Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
  4. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  5. Rạp hát bóng
    Rạp chiếu phim (từ cũ).
  6. Sở đồ hình
    Trại giam (từ cũ).
  7. Sông Sở Thượng
    Một nhánh của sông Tông-lê-Prreat chảy song song với sông Tiền, bắt nguồn từ Ba-năm (Campuchia) và đổ vào sông Tiền ở thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
  8. Giâm
    Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
  9. So
    Cái ống đựng đũa, thường làm bằng tre.
  10. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tám Dây.
  11. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  13. Tiền trả, mạ nhổ
    Nhận tiền rồi mới giao hàng (mạ). Câu này có ý nghĩa giống như câu Tiền trao cháo múc.
  14. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Gá tiếng
    Cất tiếng (phương ngữ). Còn nói gá lời.
  16. Nam tử
    Đàn ông, con trai (từ Hán Việt).
  17. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  18. Châu
    Hạt ngọc trai.
  19. Nguộc
    Ngọc (phương ngữ một số vùng Trung Bộ).
  20. Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
  21. Lỗi đạo vô nghì
    Không có tình nghĩa, đạo lí.