Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đâm
    Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
  2. Cua có càng bị thâm thì mất giá, còn con gái có môi bị thâm thì kém duyên, dễ ế chồng.
  3. Sẩy
    Chết. Từ này có lẽ có gốc từ cách người Hoa gốc Quảng Đông phát âm chữ tử.
  4. Thông ngôn
    Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
  5. Kí lục
    Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.

    Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.

  6. Dầu
    Dù (phương ngữ Nam Bộ).
  7. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  8. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  9. Chày giã gạo
    Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).

    Giã gạo bằng chày

    Giã gạo bằng chày

  10. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  11. Xôi rền
    Xôi dẻo, ngon, do được nấu kĩ.
  12. Phèn chua
    Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.

    Phèn chua

    Phèn chua

  13. Đầu rau
    Kiểu bếp ngày trước (nay vẫn còn ở các làng quê) gồm ba hòn đất nặn hơi khum đặt chụm đầu vào nhau để bắc nồi lên đun. Xem thêm ông Táo.

    Đầu rau

    Đầu rau

  14. Cửa biển
    Nơi sông chảy ra biển, thuyền bè thường ra vào.
  15. Lái buôn
    Người chuyên nghề buôn bán lớn và buôn bán đường dài.
  16. Hội đền Hàn Sơn
    Một lễ hội được tổ chức suốt tháng 6 âm lịch hàng năm tại xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa , nhằm tưởng nhớ tới những người có công khai mở vùng đất Hà Trung, các anh hùng dân tộc và Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hội còn có tên là hội Gai, vì diễn ra đúng vào mùa thu hoạch dứa trong vùng.
  17. Hội đền Phố Cát
    Còn gọi là hội Mía, một lễ hội được tổ chức hằng năm tại Kim Tân (nay thuộc thị trấn Thạch Thành, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa). Tương truyền mùa xuân năm 1789, khi chiêu mộ quân sĩ, voi chiến, ngựa chiến ở vùng Tam Điệp - Biện Sơn, Quang Trung đã cùng các tướng sĩ và voi chiến, ngựa chiến thỏa thích ăn mía Kim Tân. Đại phá 29 quân Mãn Thanh thành công, các tướng sĩ đều gọi mía Kim Tân là mía Thuốc, mía Thần. Khi trở lại Thanh Hóa, vua đã có chiếu dụ tổ chức hội Mía.
  18. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  19. Gie
    (Nhánh cây) chìa ra.
  20. Diệc
    Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...

    Chim diệc đang bắt cá

    Chim diệc đang bắt cá

  21. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  22. Khăn rằn
    Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

  23. Bông vải
    Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.

    Bông vải

    Hoa bông vải

  24. Cá cóc
    Một loại động vật lưỡng cư, có bề ngoài nhìn giống thằn lằn (nên còn gọi là thằn lằn nước), đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da cá cóc có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy, nếu chạm phải có thể gây đau nhức.

    Cá cóc

    Cá cóc

  25. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  26. Vắn
    Ngắn (từ cổ).

    Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
    Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  27. Mướp đắng
    Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.

    Mướp đắng

    Mướp đắng

  28. Chanh giấy
    Loại chanh có vỏ mỏng, nhiều nước.

    Chanh giấy

    Chanh giấy

  29. Cam sành
    Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.

    Quả cam sành

    Quả cam sành

  30. Lang Sa
    Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
  31. Châu thành
    Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc. Các tỉnh Nam Bộ ngày xưa đều có quận, huyện châu thành.
  32. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  33. Làm phước chẳng bằng lánh tội
    Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Chỉ nói về sự lánh tội, làm phước mà chẳng lánh tội, thì chẳng đặng phước gì. Cũng hiểu nghĩa là làm phước mà phải bị lụy thì chẳng bằng đừng làm, vì sợ làm ơn mà mắc oán.