Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  2. Đá nát nung vôi
    Vôi cục được làm từ đá vôi bằng cách bỏ vào lò nung. Vôi ăn trầu được làm từ vôi cục hòa với nước (vôi tôi) để lâu. Theo tục ăn trầu, vôi càng nồng càng ngon.

    Vôi cục

    Vôi cục

  3. Đa đoan
    Lắm mối, lắm chuyện lôi thôi, rắc rối.

    Cơ trời dâu bể đa đoan,
    Một nhà để chị riêng oan một mình

    (Truyện Kiều)

  4. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  5. Chợ Trôi
    Một ngôi chợ hiện nay thuộc địa phận làng Phú Đa, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Chợ họp vào ngày hai mươi sáu tháng chạp âm lịch, rất đông vui.
  6. Chợ Dưng
    Tên ngôi chợ cạnh đầm Dưng, xưa thuộc làng Văn Trưng, nay thuộc đất khu 5 thị trấn Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Xem thêm chú thích Kẻ Dưng.
  7. Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả mơ

    Quả mơ

  8. Chiêm, mùa
    Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
  9. Khi nhổ mạ mùa, phải nhổ cho khéo, không nên để đứt trối (rễ mạ), còn khi nhổ mạ chiêm thì nên đậm cho sạch đất bám ở rễ mạ. Nếu không, lúa sau này sẽ xấu, chết, hoặc bé bông.
  10. Nói Quảng, nói Tiều
    Nói như người Quảng Đông và người Triều Châu ngày xưa, tức là nói thứ tiếng Việt rất khó nghe. Nghĩa rộng chỉ những người nói không đầu không đũa, khó nghe, khó hiểu.
  11. Nhà chay
    Còn gọi là trai đường, là khu vực nhà ăn trong chùa, nơi các nhà sư dùng bữa.
  12. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  13. Gia cương
    Những giềng mối, kỉ cương trong gia đình, hiểu theo nghĩa hẹp chỉ tình cảm vợ chồng. Cũng đọc là gia cang.
  14. Lãnh Mỹ A
    Cũng gọi là tơ xuyên, một loại vải lãnh nổi tiếng một thời ở làng lụa Tân Châu, nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Để làm được một cây lụa Mỹ A phải tốn rất nhiều công sức. Ðầu tiên phải chọn loại tơ tằm tốt nhất, đem về quay ra, móc cửi, rồi đưa lên khung dệt. Để tạo màu cho lụa, người ta chọn những trái mặc nưa lớn và còn xanh (không chọn những trái chín vì không còn nhựa) sau đó giã nát như bột, cho vào khăn lược vắt lấy nước màu đen, rồi cho vào thùng để nhuộm. Trung bình cứ nhuộm một cây lụa dài 20 m thì phải cần đến 100 kg mặc nưa. Thời gian nhuộm và phơi ròng rã mất 1 tháng 10 ngày mới xong. Chính vì tốn nhiều công lao như vậy nên lãnh Mỹ A là một mặt hàng cao cấp trước đây.

    Vải lãnh Mỹ A

    Vải lãnh Mỹ A

  15. Tiểu tâm
    Bụng dạ nhỏ nhen hẹp hòi (từ Hán Việt).
  16. Kiến riện
    Loại kiến có màu nâu đen, kích thước nhỏ khoảng đầu kim. Kiến riện thường làm tổ gây hại trên các loại cây ăn quả.

    Kiến riện

    Kiến riện