Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
  2. Gia Cát Lượng
    Tên chữ là Khổng Minh, biệt hiệu là Ngọa Long (rồng nằm), quân sư của Lưu Bị và thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông giỏi cầm quân, có tài nội trị, ngoại giao, lại hết lòng trung thành, được đời sau gọi là "vạn đại quân sư" (vị quân sư muôn đời). Ảnh hưởng của Gia Cát Lượng trong dân gian rất lớn - những người có trí tuệ xuất chúng thường được xưng tụng là Khổng Minh tái thế.

    Gia Cát Lượng

    Gia Cát Lượng

  3. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  4. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  5. Sóc Trăng
    Một tỉnh ven biển nằm ở hạ nguồn sông Hậu, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với chùa Đất Sét và chùa Dơi. Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ," "cõi," Kh'leang là "kho," "vựa," "chỗ chứa bạc." Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng.

    Chùa Dơi

    Chùa Dơi

  6. Vàm Tấn
    Còn gọi là Vàm Đại Ngãi, tên cũ của thị trấn Đại Ngãi thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Từ trước khoảng năm 1858, đây là nơi triều đình nhà Nguyễn đặt làm trạm quân cảng vừa trấn thủ về mặt quân sự, vừa là nơi thu thuế của các tàu buôn.

    Có ý kiến cho rằng tên gọi Vàm Tấn bắt nguồn từ chữ Khmer là "Peám Senn" (Peám: Vàm, Senn: Tấn). Theo một tư liệu khác, Vàm Tấn có thể bắt nguồn từ chữ Peam Mé Sên, tên một công chúa của vương quốc Lào, cùng chị là Mé Chanh từng sinh sống ở đất này. Người dân địa phương vì tôn kính nên lấy tên Mé Sên đặt cho vùng này. Mé Chanh cũng được Việt hóa thành Mỹ Thanh, tên một cửa sông lớn của con sông Cổ Cò ngày nay.

  7. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Nề hà
    Ngại việc khó khăn.

    Bờ trơn ta chẳng nề hà
    Bàn chân bám chặt khó sa xuống bờ

    (Tải gạo tiếp tế miền Đông - Bảo Định Giang)

  9. Duyên nợ
    Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
  10. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  11. Kiềng
    Dụng cụ bằng sắt có ba chân, để đặt nồi, chảo lên khi nấu nướng.

    Kiềng ba chân

    Kiềng ba chân

  12. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  13. Sa Pa, Sông Cầu, Ba con năm (555) đều là các nhãn hiệu thuốc lá phổ biến thời bao cấp.
  14. Sông Cái
    Tên con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hoà, dài 79 km, phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn. Phần thượng lưu của sông có rất nhiều thác: Đồng Trăng, Ông Hào, Đá Lửa, Nhét, Mòng, Võng, Giằng Xay, Tham Dự, Ngựa Lồng, Hông Tượng, Trâu Đụng, Giang Ché, Trâu Á... Sông còn có tên là sông Cù (do chữ Kaut của người Chiêm Thành xưa) hoặc sông Nha Trang.

    Cầu Xóm Bóng bắc qua sông Cái

    Cầu Xóm Bóng bắc qua sông Cái

  15. Cá đục
    Một loại cá biển, dài khoảng 10-15 cm thân to bằng ngón tay cái, sống gần bờ biển, có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt. Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có.

    Cá đục

    Cá đục

  16. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  18. Xuân Viên
    Địa danh nay thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  19. Hội Thống
    Địa danh nay thuộc xã Xuân Hội, cực Bắc của huyện Nghi Xuân, cũng là cực Bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Nằm ở mé bờ Nam cửa Hội, Hội Thống có nghề nông, nghề buôn nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nghề biển. Ở đây ngoài ngôi Đình Kiên Nghĩa còn có các đền miếu mà trong đó có 3 ngôi đền thờ Nam Hải Ngư thần (cá ông) thường gọi là đền Cô, đền Cố, đền Cậu. Lễ cầu ngư ở Hội Thống được tổ chức hàng năm hoặc 3 năm 1 lần vào ngày 3/2 âm lịch.
  20. Nống
    Cái nong (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  21. Do Nha
    Còn gọi là Xuân Nha, một làng xưa thuộc tổng Tam Chế, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An, sau thuộc xã Ngũ Lộc, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay thuộc huyện Nghi Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề truyền thống là đan lát.
  22. Lộc Châu
    Địa danh trước kia là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  23. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  24. Cẩm Mỹ
    Địa danh trước đây là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  25. Kẻ Giăng
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kẻ Giăng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  26. Kẻ Cừa
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kẻ Cừa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  27. Trung Sơn
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
  28. Cơn
    Cây (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  29. Yên Xứ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Yên Xứ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  30. Làm quan có mả, kẻ cả có dòng
    Quan niệm cho rằng mồ mả của ông cha có ảnh hưởng đến đời sống và công danh, sự nghiệp của con cháu.
  31. Dồi
    Đánh phấn cho dính vào da.
  32. Theo Lê Gia trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Thói thường, nếu có phương tiện tốt thì ai cũng muốn đưa ra mà khoe để làm đẹp mặt chứ không ai để dùng vào chỗ thầm kín và ti tiện.