Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cáy
    Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.

    Con cáy

    Con cáy

  2. Oi
    Giỏ nhỏ đan bằng tre nứa, dùng để đựng cua, đựng cá đánh bắt được.
  3. Nạm
    Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
  4. Ròi
    Ruồi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Nho sĩ
    Người theo học chữ Nho, đạo Nho. Thường dùng để chỉ học trò thời xưa.
  6. Rụ
    Rũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  7. Câu hát đối này tương truyền là của bà Võ Thị Nhẫn (1885 - 1958), tục gọi là cô Nhẫn, một nghệ nhân hát ví dặm có tiếng ở Nghệ Tĩnh ngày trước.
  8. Tháng ba và tháng bảy, tháng tám là hai thời kì giáp hạt trong năm.
  9. Mâm xà
    Loại mâm thờ chân cao, không có nắp.
  10. Bình hương
    Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.

    Bát hương và cặp lọ trang trí

    Bát hương và cặp lọ trang trí

  11. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  12. Chĩnh
    Đồ đựng bằng sành hoặc đất nung, miệng hơi thu lại, đáy thót, nhỏ hơn chum. Xem thêm Cái chum
  13. Độ chầy
    Lần hồi qua ngày. Như độ nhật.
  14. Cam sen
    Một giống cam ngon, vỏ mỏng, múi hơn dai, vị ngọt dịu, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Quảng Ninh...
  15. Ngó
    Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Bùi ngùi
    Cảm giác buồn đến như muốn khóc vì thương cảm, nhớ tiếc.
  17. Trai tân
    Con trai chưa vợ.
  18. Cha dòng
    Linh mục trong đạo Thiên Chúa.
  19. Lương
    Người không theo Công giáo. Thời cấm đạo, vua quan chia dân chúng thành hai thành phần. Những người theo Đạo Khổng, Đạo Phật, Đạo Lão hay những người theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà, được gọi là lương dân (người dân tốt). Những người Công giáo bị gọi là dửu dân (dân cỏ dại) hay tả đạo.
  20. Chợ Hà Đông
    Ngôi chợ lớn nhất của Hà Đông trước đây. Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ (nên còn gọi là chợ Đơ hay chợ Cầu Đơ) xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thế kỉ 20, khi xây ba nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình thành phố, viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài.

    Chợ Hà Đông hiện nay

    Chợ Hà Đông hiện nay

  21. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Có bản chép: Hay mua con lợn phòng khi cheo làng.
  23. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  24. Giả chước
    Đánh lạc hướng người khác bằng cách làm điều gì đó để khỏi bị chú ý hoặc nghi ngờ.
  25. Đèn lưu ly
    Một loại đèn của Phật giáo, thường thấy trong các đình chùa, có dạng một đóa hoa sen.

    Đèn lưu ly

    Đèn lưu ly

  26. Tim
    Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.

    Đèn dầu

    Đèn dầu

  27. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  28. Căn số
    Chỉ số mệnh của một người theo luật nhân quả của đạo Phật. Theo đạo Phật, số phận của một người là kết quả của những hành động trong đời sống hiện tại và cả trong những kiếp trước.
  29. Mần ri
    Như thế này (phương ngữ Trung Bộ).
  30. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  31. Con tạo
    Từ chữ hóa nhi, một cách người xưa gọi tạo hóa với ý trách móc, cho rằng tạo hóa như đứa trẻ nghịch ngợm, hay bày ra cho người đời những chuyện oái ăm, bất thường.
  32. Tước
    Chim sẻ (từ Hán Việt).
  33. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  34. Dinh Trấn Biên
    Tên của một đơn vị hành chính quân sự thuộc phủ Gia Định, tồn tại từ năm 1698 đến năm 1808, sau được đổi tên thành trấn Biên Hòa, vùng này chính là tiền thân của đất Đồng Nai ngày nay (lưu ý phân biệt với dinh Trấn Biên ở Phú Yên).
  35. Vá quàng
    Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
  36. Ngòi sách
    Nghĩa Nôm của từ Thư Khê, một ngòi nước ở làng Phú Diễn.
  37. Phú Diễn
    Tên một ngôi làng ven sông Nhuệ, thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Phú Diễn xưa nổi tiếng là đất hiếu học. Bưởi Diễn, hồng Diễn, bưởi đào cũng là những đặc sản của làng.
  38. Đùa
    Tự ý hành động, không coi trước coi sau, không cần sự ưng thuận của người khác.
  39. Xe cút kít
    Cũng gọi là xe rùa, loại xe thô sơ có kích thước nhỏ để vận chuyển bằng tay. Xe cút kít thường sử dụng trong xây dựng để vận chuyển gạch đá, vôi vữa...

    Xe cút kít

    Xe cút kít

    Xe cút kít ngày xưa

  40. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  41. Đo đắn
    Một cách nói của đắn đo. Chỉ sự lưỡng lự.