Vừa bằng cái trống tầm vông
Đánh ngã đàn ông
Đánh ngã đàn bà
Đánh ngã bà già
Đánh ngã kẻ chợ
Đánh ngã cả vợ vua
Tìm kiếm "cầu nguyện"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đố tục giảng thanh
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ôm cục thịt nạc
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tôi đang nằm ở sau hè
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chấm chấm mút mút
-
Con đóng khố, bố cởi truồng
-
Cây xanh có thật mà không
-
Chặt đầu nối nghiệp tổ tông
-
Mẹ dài mà đẻ con tròn
-
Mình tròn, da trắng, tóc dài
-
Cà vô, cà ra, cà nhột
-
Cúng trên núi, cúng mê cúng mải
-
Cục đỏ bỏ trong giường
-
Thắp hương mà vái ông bà
-
Rung rinh nước chảy qua đèo
-
Trên đầu chai, có con nai chút chút
-
Cú trong nhà, cú hãi, cú ra
-
Hít vào, hít ra, hít một
-
Dài bằng ngón tay
-
Chân bíu, tay níu
Chú thích
-
- Trống cơm
- Còn gọi là trống tầm vông, loại nhạc cụ gõ có màng rung, xuất hiện từ đời nhà Lý. Trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là trống cơm.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bợ
- Nâng, bê, hoặc ôm cái gì đó lớn và nặng.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Đá mài
- Ngày xưa (và ở một số vùng nông thôn, miền núi bây giờ) nhân dân ta mài dao cho sắc bằng một hòn đá rất cứng gọi là đá mài. Trước và trong khi mài, người ta vuốt nước lên hòn đá ấy.
-
- Xâu kim
- Động tác luồn chỉ vào lỗ kim khi may vá.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Úm
- Ôm ấp, che chở.
-
- Có tiếng có tăm
- Cách nói nhấn mạnh của từ "tiếng tăm."
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Nén
- Còn gọi là hành tăm, một loại cây thuộc họ hành tỏi, thân nhỏ, mọc thành bụi, củ màu trắng có vỏ bao bọc. Lá và củ nén có tác dụng giải cảm tốt.
-
- Mủng
- Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trái lí
- Trái với lí lẽ thông thường (nước chảy qua đèo, bà già cưới chồng).
-
- Chút chút
- Nho nhỏ.
-
- Chửa
- Mang thai.
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).