Ngày rằm, mùng một ăn chay
Ghét con mỏ nhọn tưởng hoài chả nem
Tìm kiếm "rằm tháng mười"
-
-
Tham nơi rậm lá nhiều cành
Tham nơi rậm lá nhiều cành
Tham nơi lắm chị lắm anh đặng nhờDị bản
-
Trời mưa lâm râm
Trời mưa lâm râm
Cây trâm có trái
Con gái có duyên
Đồng tiền có lỗ
Bánh tổ thì ngon
Bánh giòn thì béo
Cái kéo thợ may
Cái cày làm ruộng
Cái xuổng đắp bờ … -
Cây cao lá rậm rườm rà
-
Chỉ tơ rối rắm trong cuồng
-
Hai bên rừng núi rậm rì
– Hai bên rừng núi rậm rì
Ở giữa có khe nước chảy (chớ) anh đi đường nào?
– Hai tay anh nương hai cái cù lao
Nước chảy mặc nước anh cứ chống sào anh quaDị bản
-
Hang sâu cây lá rậm rì
-
Cả đi cả nói càm ràm
-
Phủ Bà mở hội hôm rằm
-
Tật mày hay nói lâm râm
Tật mày hay nói lâm râm
Lại đây tao hẳn nói thầm mày nghe -
Tụng kinh dạ tưởng rì rầm
-
Hôm nay mười bốn, mai rằm
Dị bản
Hôm nay mười bốn mai rằm
Ai muốn ăn oản thì chăm lên chùa
-
Trai mồng một, gái hôm rằm
-
Bước lên trường án, vỗ ván cái rầm
-
Bước vô trường án, vỗ ván cái rầm
-
Ru ri, ru rít, ru răm
Ru ri, ru rít, ru răm
Mẹ em buôn quýt ba năm chưa về -
Ăn trầu thì phải có vôi
-
Ai về cho em về theo
-
Tiếc cây cội lớn không tàn
-
Em nguyện cùng anh răng rụng lưỡi mòn
Em nguyện cùng anh răng rụng lưỡi mòn
Hoa râm đầu bạc vẫn còn thương nhau
Chú thích
-
- Sây
- (Cây) sai (hoa, quả).
-
- Trâm
- Một loại cây gỗ cao, tán rộng, có quả nạc nhỏ hình bầu dục thon, xanh lúc ban đầu, khi chín chuyển sang màu hồng và cuối cùng có màu tím đen, ăn có vị ngọt chát.
-
- Bánh tổ
- Một loại bánh tết truyền thống của Quảng Nam. Bánh được chế biến từ nếp và đường, đựng trong những cái "rọ" bằng lá chuối. Bánh dẻo, ngọt, có thể cắt ăn ngay hoặc chiên giòn.
-
- Thuổng
- Công cụ đào xới đất, tương tự cái xẻng. Từ này ở miền Trung cũng được gọi chệch thành xuổng.
-
- Mùng
- Màn.
-
- Guồng
- Cũng gọi là cuồng, mớ chỉ, sợi quấn tròn lại thành một cục lớn, không có trục hoặc lõi bên trong.
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Bu
- Đeo bám (phương ngữ miền Trung).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Rậm.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Ốt dột
- Xấu hổ (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Từ này đôi khi được viết là oốc doộc.
-
- Đền Bà Áo The
- Cũng gọi là Phủ Bà, một ngôi đền thờ ở làng Liễu Đôi, Hà Nam. Theo thần phả của làng, bà Áo The chính là một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Tương truyền, khi giặc phương Bắc sang tàn phá bờ cõi, ở làng Thượng có một người con gái họ Lê nằm mơ thấy một vị tiên cho mình một cái áo the. Khi tỉnh dậy, thấy có áo thật, bà lấy mặc thử vào người. Nhưng khi cởi ra thì lại có một cái khác lại xuất hiện ở trên người. Càng cởi, áo càng nhiều, cho đến khi áo chất thành một đống cao. Bà liền chiêu mộ những chị em các làng gần xa về đánh giặc. Khi mặc áo của bà vào, ai cũng có sức khoẻ như thần, nghĩa quân đánh trận nào thắng trận đó. Sau khi bà mất, nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ.
-
- Xem chú thích Liễu Đôi.
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Trường án
- Cái bàn dài, thường là bàn làm việc trong văn phòng của quan chức.
-
- Sen đầm
- Hiến binh, lính cảnh sát chuyên bảo vệ trị an dưới thời Pháp thuộc. Từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp gendarmerie.
-
- Lính thú
- Lính đi đóng đồn, canh phòng ở các vùng biên giới.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Xe lửa Sài Gòn
- Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.
-
- Tham biện
- Cũng gọi là tham tá, một chức quan cao cấp dưới thời Pháp thuộc, chuyên về công việc hành chính.
-
- Câu ca dao này được cho là nói về Cậu Hai Miêng (Huỳnh Công Miêng, con trai cả của Huỳnh Công Tấn) với quan tham biện người Pháp. Trái với người cha bị ghét bỏ vì là chó săn cho Pháp, Hai Miêng được người dân Nam Bộ yêu mến vì tính tình phóng khoáng, thích làm việc nghĩa, ghét cường hào ác bá.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Cội
- Gốc cây.