Phải chi duyên túc đế
Như cây cỏ đế ngoài Huế, anh cũng đi tìm
Tìm kiếm "ngoại tình"
-
-
Không biết ai mà mướn năm tiền
-
Con chim se sẻ nó đẻ cột đình
Con chim se sẻ nó đẻ cột đình
Bà ngoại đẻ má, má đẻ mình chớ ai! -
Anh ngồi trong bếp lửa đau cái bụng
-
Muốn cho nên vợ nên chồng
Muốn cho nên vợ nên chồng
Chăm ra cày cuốc ngoài đồng gặp nhau
Đưa duyên trau chuốt miếng trầu
Trăm năm giữ mãi lấy màu trẻ trung -
Con chim trên cành nó kêu luân chuyển
-
Bước vô nhà thấy hai chai rượu trắng
-
Ở đây rìu rịt lấy chàng
-
Đi đâu mà áo chẳng cài
Đi đâu mà áo chẳng cài
Hay là anh cởi áo ngoài để đây
Áo anh em vắt lên cây
Trưa về để nóc quang mây gánh về
Đêm đêm cầm áo mân mê
Ai ơi có nhớ lời thề trăm năm -
Vợ chồng chớ cãi nhau hoài
Vợ chồng chớ cãi nhau hoài
Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm -
Em đành phụ mẫu không đành
Em đành phụ mẫu không đành
Hai đứa mình trải chiếu ngoài thành lạy vô -
Nhà em cửa đóng then gài
Nhà em cửa đóng then gài
Anh vô không được ở ngoài khóc um -
Đôi ta chẳng mốt thì mai
Đôi ta chẳng mốt thì mai
Chẳng trong tháng chạp thì ngoài tháng giêng. -
Phòng trong sớm mở tối gài
Phòng trong sớm mở tối gài
Ai cười khúc khích để phòng ngoài ngẩn ngơ -
Trái dưa gang sọc dài sọc ngắn
-
Yêu nhau cho mặn cho mà
Yêu nhau cho mặn cho mà
Chồng thuận vợ hòa trong ấm ngoài êm -
Mười hai cửa biển chàng ơi
-
Không cầu ông Phật trong nhà
Không cầu ông Phật trong nhà
Lại đi cầu khẩn quỷ ma ngoài đường -
Sáng giăng rõ lắm mình ơi
-
Năm con ngựa bạch sang sông
Chú thích
-
- Duyên túc đế
- Duyên do trời định sẵn từ trước. Do câu: Lương duyên do túc đế, giai ngẫu tự thiên thành (Duyên lành do có cội gốc trước, chuyện đôi lứa là do trời định nên).
-
- Cỏ đế
- Loại cỏ thân cao (có thể cao đến 3m), lớn bằng ngón tay út, có đốt. Cỏ đế thường mọc thành bụi rậm hoặc thành trảng ở miền Trung.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Tiền
- Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta, bằng 60 đồng tiền kẽm.
-
- Hòn Yến
- Tên một đảo đá cao nằm ngoài khơi xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngày xưa nơi đây có rất nhiều chim yến đến làm tổ, nên có tên gọi như vậy. Hiện nay Hòn Yến được xem là một thắng cảnh độc đáo của Phú Yên.
-
- Tân lang
- Chú rể (từ Hán Việt).
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Rảnh rơ
- Rảnh rang (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Nạp tài
- (Nhà trai) đem đồ sính lễ và một số tiền đến để nhà gái tổ chức đám cưới. Cũng gọi là nạp tệ, hoặc nộp tài.
-
- Rìu rịt
- Không rời, giữ rịt.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dưa gang
- Một loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.
-
- Rau đắng
- Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.
Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ngựa bạch
- Ngựa trắng.