Tìm kiếm "mùng một, mồng một"
-
-
Đó xa nhơn ngãi đó mừng
-
Anh đi đâu bỏ nhện giăng mùng
Anh đi đâu bỏ nhện giăng mùng
Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu -
Em gặp anh đây cha chả là mừng
Em gặp anh đây cha chả là mừng
Tưởng như lúa trổ nửa chừng gặp mưa
Em gặp anh đây tròn bóng đang trưa
Rưng rưng nước mắt tay đưa miếng trầu. -
Chim sa, cá nhảy chớ mừng
-
Tết đến sau lưng, ông vải thì mừng con cháu thì lo
-
Chị em ơi, người ta trông thấy chồng thì mừng
Chị em ơi, người ta trông thấy chồng thì mừng
Sao tôi trông thấy mặt chồng thì nó như gừng với vôi?
Cũng tại lấy chồng trước chẳng kén đôi,
Từ ngày tôi lấy phải nó chẳng nguôi trong lòng
Ba bốn lần tôi trả của chẳng xong -
Sợ đó không ưng, chứ đó ưng thì đây mừng biết mấy
Sợ đó không ưng, chứ đó ưng thì đây mừng biết mấy
Hễ anh thương rồi cha mẹ thấy cũng thương -
Chàng về thiếp chẳng dám van
Chàng về thiếp chẳng dám van
Mừng chàng bốn chữ bình an lại nhà
– Thảm lòng anh lắm nàng ơi
Bao giờ cho hợp duyên tôi cùng nàng -
Lâu ngày thầy địa tới thăm
-
Chân chàng tới cảnh đình trung
-
Được vàng được bạc trên tay
-
Ai về thăm lại Trà Ôn
-
Đôi ta như bộ chén chung
-
Bấy lâu vắng bạn khát khao
Bấy lâu vắng bạn khát khao
Giờ được gặp bạn mừng sao hỡi mừng -
Ai làm cho dượng mang cùm
-
Anh về sương gió lạnh lùng
Anh về sương gió lạnh lùng
Ở đây chung gối chung mùng với em -
Ghen chi ghen lạ ghen lùng
Ghen chi ghen lạ ghen lùng
Mèo đi bắt chuột đụng mùng cũng ghen -
Giặc Miên kéo đèo Lò Gò
-
Đói thì ăn ráy ăn khoai
Chú thích
-
- Tửng
- Người con trai, thằng nhỏ (từ tiếng Hán đinh, đọc giọng Quảng Đông).
-
- Hầu bao
- Túi tiền (từ tiếng Hán yêu bao).
-
- Nhơn ngãi
- Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Xà
- Con rắn (từ Hán Việt).
-
- Ông vải
- Ông bà (từ Nôm cổ).
-
- Thầy địa lí
- Người làm nghề xem thế đất để tìm chỗ đặt mồ mả, dựng nhà cửa cho được may mắn, theo thuật phong thủy.
-
- Đình trung
- Giữa (sân) đình.
-
- Đạo hằng
- Đạo thường. Ý nói ăn ở bình thường, ngay thẳng, có đạo đức. Cũng nói là tính (tánh) hằng.
-
- Trà Ôn
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, là vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái của tỉnh. Huyện có cù lao Mây trên sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch vườn. Ngoài ra Trà Ôn còn có chợ nổi ngay ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít, quy tụ nhiều ghe thuyền đông vui tấp nập. Đến Trà Ôn, du khách còn có thể viếng lăng Thống chế Điều Bát, chùa Gò Xoài, đình Thiện Mỹ, đình Hậu Thạnh...
-
- Thoại Ngọc Hầu
- (1761-1829) Tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy, một danh tướng nhà Nguyễn. Ông là người có công rất lớn trong việc khai khẩn vùng Châu Đốc-An Giang hiện nay, với các công trình đào kênh Vĩnh Tế, làm đường Núi Sam-Châu Đốc, lập nhiều làng xã... Sau khi mất, ông được an táng trong lăng dưới chân núi Sam, người dân cũng gọi là lăng Ông Lớn.
-
- Chung
- Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Long ẩn thủy ba
- Rồng nấp nơi sóng nước (chữ Hán).
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Cao Miên
- Gọi tắt là Miên, phiên âm sang tiếng Việt của từ "Khmer," chỉ dân tộc Khơ Me. Cao Miên còn là cách người Việt gọi nước Campuchia, với cư dân chủ yếu là người Khơ Me.
-
- Lò Gò
- Một địa danh nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia, nay thuộc tỉnh Tây Ninh.
-
- Xiêm
- Tên gọi trước đây của nước Thái Lan, cũng gọi là Xiêm La.
-
- Chưng Đùng
- Hay Chân Đùng, một địa danh nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tên gọi Chưng Đùng được hình thành là do cách phát âm trại của miền Nam mà ra.
-
- Ráy
- Loài cây mọc ở bụi bờ ẩm thấp, thân mềm hình bẹ, lá hình tim, thân ngầm hình củ. Củ ráy có vỏ màu vàng nâu. Tài liệu cổ coi củ ráy là vị nhạt, tính hàn, độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng.