Tìm kiếm "bờ bến"
-
-
Tằm ơi say đắm nơi đâu
-
Giời làm sóng lở cát bay
Giời làm sóng lở cát bay
Cho tớ bỏ thày cho mẹ bỏ con
Cửa nhà trôi mất chẳng còn
Vợ chồng cõng bế đàn con lên chùa
Năm nay nạn nước ơn vua
Quan trên phát chẩn ở chùa Tây Phương
Giời làm một trận lỡ đường
Cho nên mới biết Tây Phương thế này
Giời làm sóng lở cát bay
Quan trên phát chẩn mỗi ngày hai ca
Đàn ông cho chí đàn bà
Rạng ngày hăm tám đi ra mà về
Quan tuần, quan án ngồi nghĩ cũng ghê
Thuê ngay hai chiếc thuyền về đình chung
Giàu cùng, khó lại chẳng cùng
Ai ơi còn cậy anh hùng làm chi
Sinh ra nước lụt làm gì
Giàu thì bán ruộng, khó thì bán con
Nghèo thì bán cả nồi cấn lẫn lon đựng cà
Có thì bán cửa bán nhà
Nghèo bán đứa bé lấy ba bẩy hào -
Nhất hào
-
Ngó lên trảng đế chòm tranh
-
Chim quyên đậu lái ghe bầu
-
Ống quyển dài khen ai khéo thổi
-
Thương em chẳng dám trao trầu
-
Cũng vì một tiếng anh than
-
Con quạ nó đứng đầu cầu
-
Tay cầm nọc cấy ngẩn ngơ
-
Nam vô đức Phật Di Đà
-
Một mẹ nuôi được mười con
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa
Trai cả uống rượu la đà
Tối tăm chẳng biết cửa nhà là đâu
Nào con, nào rể, nào dâu
Trai thì sợ vợ, gái âu nể chồng -
Nhớ khi xưa em nằm bãi cát
Nhớ khi xưa em nằm bãi cát
Em bỏ mâm vàng hứng bát chuối xanh
Bây giờ nên tiếng nên danh
Chê ta quán nát lều tranh không ngồi -
Chồng em vốn kẻ đa tình
Chồng em vốn kẻ đa tình
Già không bỏ nhỏ không tha
Xấu như ma hắn cũng hú hí
Xấu như quỷ hắn cũng ăn nằm -
Sáng giăng rõ lắm mình ơi
-
Xu xoa ít vốn nhiều lời
-
Chim phượng hoàng bay ngang qua chợ
-
Từ ngày moa lấy xừ
Từ ngày moa lấy xừ
Giỗ cha xừ bỏ
Giỗ ông xừ chẳng đoái hoài
Nay bà già moa chết
Moa xin xừ ken cờ biệt
Để moa séc sê uyn kiệt
Moa mệt bà già
Đờ manh ma tà
Tò te tí tétDị bản
-
Hồi nào một gối đôi đầu
Hồi nào một gối đôi đầu
Bây giờ bỏ thảm bỏ sầu cho em
Chú thích
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Phát chẩn
- Phân phát tiền, gạo,... để cứu giúp người nghèo đói, gặp khó khăn hoạn nạn.
-
- Chùa Tây Phương
- Tên chữ là Sùng Phúc Tự (崇福寺), là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Tây Phương ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Theo nhiều thông tin còn lưu giữ lại thì chùa Tây Phương được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh nước ta. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam với ba tòa cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, trong đó có bộ tượng 16 vị La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau.
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương ?
(Các vị La Hán chùa Tây Phương - Huy Cận)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hào
- Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.
-
- Trảng
- Vùng đất rộng, ít hoặc không có cây lớn (trảng cỏ, trảng tranh, trảng cát...).
-
- Đế
- Một loại cỏ mọc hoang lâu năm, thân có thể cao quá đầu người.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Ghe bầu
- Loại ghe (thuyền) đi biển chạy bằng buồm, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Ghe bầu ra đời từ giữa thế kỷ 16, có nguồn gốc tương đồng với loại thuyền prao (hay prau) của Mã Lai. Tên "ghe bầu" bắt nguồn từ tiếng Khmer xòm pầu.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quản
- Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Gió Nam lầu
- Gió từ lầu cao ở phía Nam thổi tới, có cùng ý nghĩa như gió non Nam.
-
- Gia cương
- Những giềng mối, kỉ cương trong gia đình, hiểu theo nghĩa hẹp chỉ tình cảm vợ chồng. Cũng đọc là gia cang.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Nọc
- Nông cụ cầm tay bằng một khúc gỗ tròn có tra cán, dùng để xoi một lỗ trên đất ruộng khô rồi cấy cây lúa vào đó.
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Đãy
- Cũng gọi là tay nải, cái túi to làm bằng vải, có quai để quàng lên vai, dùng để mang đi đường. Đây là vật dụng thường thấy ở những nhà sư khất thực.
-
- Xu xoa
- Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Bài này là lời một bà vợ Việt Nam nói với ông chồng Tây. Những từ moa, xừ... trong bài là tiếng Tây bồi:
Moa: moi (tôi)
Xừ: monsieur (ông, ngài)
Ken cờ biệt: quelques piastres (vài đồng)
Séc sê uyn kệt: chercher une caisse (tìm cái hòm)
Mệt: mettre (đặt vào)
Đờ manh ma tà: demain matin (sáng mai)Có thể hiểu nôm na là: Từ ngày tôi lấy ông, giỗ quảy trong nhà ông chẳng đoái hoài gì, nay thì mẹ tôi chết, tôi xin ông mấy đồng để mua cái hòm chôn, sáng mai đám ma có thổi kèn tò te.
-
- Me xừ
- Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
-
- Đít biệt
- Cách phát âm kiểu bồi của tiếng Pháp dix piastres, nghĩa là mười đồng.