Phải gặp Ông Tơ hỏi sơ cho biết
Gặp Bà Nguyệt gạn thiệt cho rành
Vì đâu hoa nọ lìa cành
Nợ duyên sao khéo dứt tình, hỡi em?
Tìm kiếm "giả bộ"
-
-
Anh về sao được mà về
Anh về sao được mà về
Dây giăng tứ phía tính bề gặp anh
– Dây giăng mặc kệ đây giăng
Ông Tơ bà Nguyệt đón ngăn cũng về -
Quản bao tháng đợi năm chờ
Quản bao tháng đợi năm chờ
Ai ơi dứt mối lìa tơ sao đành -
Ước gì anh lên được trời
Ước gì anh lên được trời
Anh chôn bà Nguyệt, anh vùi ông Tơ -
Ông Tơ, bà Nguyệt lừa ta
Ông Tơ, bà Nguyệt lừa ta
Lại thêm bà mối chả ra cái gì. -
Con trăng non nó hỏi con trăng già
Dị bản
-
Hừ la vui vẻ thế này
-
Yêu nhau lấy quách nhau đi
Dị bản
Yêu nhau lấy quách nhau đi
Công cha nghĩa mẹ sau thì hãy hay
-
Em không trách ông Tơ
Em không trách ông Tơ
Không phiền bà Nguyệt
Trách phận mình sao thiệt long đong -
Quyết lên trời, kiện đến ông Tơ
Quyết lên trời, kiện đến ông Tơ
Nơi thương không vấn, vấn vơ nơi nào? -
Gái này chẳng phải vừa đâu
Gái này chẳng phải vừa đâu
Gái vỗ vai bà Nguyệt, gái câu ông Tơ hồng
Gái này tát bể tìm chồng
Lật núi tìm bạn, nghiêng đồng tìm con -
Tấm thân em như con cá gáy dưới sông
-
Con dao bé bé sắc thay
Con dao bé bé sắc thay
Chuôi sừng bít bạc về tay ai cầm
Lòng tôi yêu trộm nhớ thầm
Trách ông Nguyệt lão xe lầm duyên ai
Duyên tôi còn thắm chưa phai
Hay là người đã nghe ai dỗ dành -
Vái ông Tơ đôi ba chục lạy
-
Mồng bảy rước hội Quán La
-
Biểu em về mua hột é thuốc chồng
-
Vái ông Tơ vài ve rượu thiệt
-
Căn duyên này phá cho rồi
Căn duyên này phá cho rồi,
Ông tơ biểu buộc, ông trời biểu không,
Gặp ông tơ hỏi sơ cho biết,
Gặp bà nguyệt hỏi thiệt cho rành,
Vì đâu hoa nọ lìa cành,
Nợ duyên sớm dứt, cho đành dạ em. -
Ngồi buồn xe chỉ cột trâu
Ngồi buồn xe chỉ cột trâu
Xe xong sợi chỉ thì trâu đã già
Ngồi buồn trách mẹ, trách cha
Trách ông Nguyệt lão, trách bà xe dây -
Quất ông tơ cái trót
Chú thích
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Chà
- Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
-
- Thiên Chúa
- Ngôi tối cao trong trong Cơ Đốc giáo, được xem là đấng toàn năng tạo dựng ra toàn thể vũ trụ, duy trì công cuộc sáng tạo và cung cấp mọi sự cần dùng cho dân Chúa. Theo giáo lí của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con (Giê-xu) và Chúa Thánh Thần. Khái niệm này cũng gọi là Tam vị nhất thể.
-
- Hừ la
- Một điệu quan họ cổ, rất khó hát và khó thuộc, bắt đầu bằng mấy tiếng “hừ là hừ la…” Đọc thêm: Bao giờ câu quan họ Hừ la lại vang lên?
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Tôn Ngộ Không
- Một trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, rất quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt từ đá ra, học được 72 phép biến hóa, có phép Cân đẩu vân (bay lộn trên mây, nhún mình một cái bay được một vạn tám ngàn dặm), sử dụng vũ khí là gậy sắt (thiết bảng), tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Sau Tôn Ngộ Không theo phò Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh, dọc đường có nhiều công trạng trong việc đánh yêu ma quỷ quái, bảo vệ Đường Tăng, đồng thời cũng gặp phải nhiều kiếp nạn.
-
- Đằng vân giá vũ
- Cưỡi mưa, đè mây (chữ Hán). Thường dùng để chỉ sự đi lại của thần tiên.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Quán La Xã
- Một làng cổ, xưa có tên là đỗng (hay động) Già La (hay Dà La), lấy theo tên quán Dà La thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long ngày xưa. Quán thờ này lại lấy tên từ sông Dà La (sông Thiên Phù) chảy phía sau (sông này nay đã bị bồi lấp). Ngày nay Quán La Xã là một phần của phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
- Phú Gia
- Tên nôm là làng Gạ, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Gạ có nghề truyền thống nấu xôi, rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê...
-
- Phú Xá
- Tên nôm là làng Sù, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Sù xưa nổi tiếng nghề làm bún và trồng đào. Mộ nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cũng được táng ở đây.
-
- Ươi
- Cũng gọi là đười ươi, một loại cây rừng thân gỗ lớn, cho quả có vị ngọt, hơi chát, tính hàn, mát cho cơ thể. Hạt ươi khô có vỏ nhăn nheo, khi ngâm nước sẽ nở ra rất to, thường được dùng để nấu chè.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).