Tìm kiếm "ban mai"
-
-
Phòng trong sớm mở tối gài
Phòng trong sớm mở tối gài
Ai cười khúc khích để phòng ngoài ngẩn ngơ -
Lá khô còn dính trên cành
Lá khô còn dính trên cành
Giận thì nói vậy sao đành bỏ nhauDị bản
Lá khô lủng lẳng treo cành
Giận thì nói vậy sao đành bỏ nhau
-
Vai mang chiếc nóp rách
-
Phải lòng vì duyên vì ngãi
-
Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàng
Dị bản
Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàng
Khắc một bia đá bốn chữ vàng thờ chung
-
Gió đưa cây cửu lý hương
-
Muốn cho lắm cội nhiều cành
-
Em thời trướng gấm, màn là
-
Láng giềng còn để ba ngày
-
Ngồi buồn thương mẹ nhớ cha
-
Cha già tuổi đã dư trăm
-
Nuôi con mới biết sự tình
Nuôi con mới biết sự tình
Cảm thương cha mẹ nuôi mình ngày xưaDị bản
Nuôi con mới biết sự tình
Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa
-
Ngó lên nhang tắt, đèn mờ
-
Anh chết ba năm sống lại một giờ
– Anh chết ba năm sống lại một giờ
Để xem người ngọc phụng thờ ra sao?
– Thờ chàng đĩa muối đĩa rau
Thờ cha kính mẹ mâm cao cỗ đầyDị bản
Anh nằm chết thử vài giờ
Để xem con vợ ruột nó phụng thờ ra sao?
-
Ơn hoài thai như biển
-
Nhớ hồi mẹ đẻ thiếp ra
-
Tôi bước xuống tàu nhỏ, ống khói nhỏ, xúp lê đồng
-
Vượn lìa cây có ngày vượn rũ
-
Vì con, mẹ chẳng hở tay
Vì con, mẹ chẳng hở tay
Tối ngủ la khóc, dỗ hoài sáng đêm
Chú thích
-
- Dẫy na
- Vậy hả? (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Cái nóp
- Còn gọi là chiếc nóp, là một loại túi ngủ có tác dụng chống muỗi và côn trùng của người dân nghèo miền Tây Nam Bộ trước kia. Nóp là một tấm đệm đan bằng sợi bàng, dài khoảng chừng 2 mét, rộng chừng 1 mét. Tấm đệm bàng này được gập đôi lại, may khít hai đầu nên kín được 3 cạnh, chỉ chừa lại một mí ngang gọi là lưỡi gà để người chui vào nằm. Nằm trong nóp có thể chống lạnh, muỗi mòng, bù mắt và vắt nhưng rất ngột ngạt nên chỉ người dân nghèo mới sử dụng.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Cửu lý hương
- Tên chung của một số loài cây có mùi thơm rất mạnh, thường được trồng vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc.
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Trướng
- Màn. Ngày xưa, tấm màn che buồng người con gái gọi là trướng. Ngoài ra, theo Thiều Chửu: Quân đi đến đâu, căng vải lên làm rạp để nghỉ cũng gọi là trướng.
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
(Truyện Kiều)
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Là
- Hàng dệt bằng tơ nõn, thưa và mỏng, thường được nhuộm đen.
-
- Kỷ trà
- Bàn nhỏ bằng gỗ, thấp, thường được chạm trổ tinh vi. Người xưa khi uống trà thường đặt tách và ấm trà lên trên kỷ.
-
- Châu sa
- Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
(Truyện Kiều)
-
- Mẫu thân
- Mẹ (từ Hán Việt).
-
- Người ngọc
- Người đẹp, được ví như ngọc.
-
- Dưỡng dục
- Nuôi nấng (từ chữ Hán 養育).
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phòng không
- Buồng trống không có ai, ý nói ở vậy, không lấy vợ hay chồng.
-
- Sún
- Trẻ chưa có răng, cha mẹ thường nhai thức ăn cho mềm rồi mớm vào mồm trẻ. Cũng nói: chim mẹ sún mồi cho con.
-
- Chừng ni
- Chừng này (phương ngữ miền Trung).
-
- Xúp lê
- Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
-
- Vượn
- Tên gọi chung chỉ các loài giống khỉ, có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn và uyển chuyển nhất trong số các loài thú sống trên cây cao mà không biết bay. Mỗi loài vượn có tiếng hú riêng. Tùy từng loài và phụ thuộc vào giới tính mà bộ lông của vượn có thể có màu từ nâu sẫm tới nâu nhạt, có khi đốm loang màu đen hay trắng. Vượn toàn trắng rất hiếm. Vượn sinh sống ở Đông Nam Á chủ yếu thuộc chi vượn lùn và vượn mào.