Gặp mặt em đây ngặt đà quá ngặt
Giữa cảnh ba bề nghiêm nhặt khó phân.
Tìm kiếm "cánh cò"
-
-
Đến đây than thở đôi lời
Đến đây than thở đôi lời
Xuân thu đôi cảnh mấy đời gặp em -
Ai đi qua phố Khoa Trường
-
Anh chơi cho rạng đông ra
-
Chim huỳnh nó đậu vườn quỳnh
-
Thuyền xuôi ra cửa Khánh Hòa
-
Lúa chiêm thì cấy cho sâu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tham giàu lấy phải thằng Ngô
-
Ý ai thì mặc ý ai
Ý ai thì mặc ý ai
Đôi ta vẫn cứ canh khoai đầy nồiDị bản
Ý ai thì mặc ý ai
Ý tôi tôi muốn canh khoai đầy nồi
-
Anh tu cho bạc tóc mai
Anh tu cho bạc tóc mai
Sao bằng em lượm cành gai giữa đường -
Ai đã từng vào Nam ra Bắc
-
Thương anh không lấy được anh
-
Em như tố nữ trong tranh
-
Xuống đồng ngắt lá rau xanh
-
Băng đồng hái nắm rau xanh
-
Ước gì em hóa ra tranh
Ước gì em hóa ra tranh
Anh hóa ra bút vẽ cành hoa mai -
Trên lầu tiếng chuông đánh rộ
Trên lầu tiếng chuông đánh rộ
Dưới nhà trống đổ tàn canh
Em đây năm bảy người giành
Như cá ở chợ, dạ ai đành nấy mua -
Cây vàng lá rụng xung quanh
Cây vàng lá rụng xung quanh
Lòng buồn chẳng biết ngọn cành vì đâu -
Mẹ già là mẹ già anh
-
Lặc lìa biển trải thảm xanh
Lặc lìa biển trải thảm xanh
Lô nhô sóng bạc trổ cành hoa tươi
Vườn hoa bướm lượn thảnh thơi
Gió đưa buồm trắng ra khơi chập chờn
Chú thích
-
- Khoa Trường
- Tên một thôn thuộc xã Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Quỳnh
- Tên gọi chung cho loài cây cảnh có hoa thường nở về đêm, được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm. Dân ta có có thói quen trồng quỳnh chung với cây cành giao. Hoa quỳnh từ lâu đã đi vào thơ văn và nhạc.
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao
(Truyện Kiều)Nghe bài Chuyện đóa quỳnh hương của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
-
- Cù Huân
- Dân gian còn gọi là cửa Lớn, cửa biển nơi con sông Cái đổ ra biển, nay thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Huyện Diên Khánh là địa bàn hoạt động và chiến đấu của nghĩa quân Trịnh Phong, một thủ lĩnh kháng Pháp của phong trào Cần Vương.
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Ngự Bình
- Tên một hòn núi đất cao 103 m, còn gọi tắt là Núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn), đến thời vua Gia Long thì đổi thành Ngự Bình. Núi ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn Hến và Cồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Núi Ngự và sông Hương là hai biểu tượng của Huế, vì vậy Huế còn được gọi là vùng đất sông Hương - núi Ngự.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Tố nữ
- Người con gái đẹp. Tố nghĩa hẹp là màu trắng nõn, nghĩa rộng chỉ phẩm hạnh cao đẹp. Theo Thiều Chửu: Nói rộng ra phàm cái gì nhan sắc mộc mạc cũng gọi là tố cả.
-
- Mắt phượng
- Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
-
- Mày ngài
- Đôi lông mày thanh tú, dài và cong như râu con ngài (bướm). Hình ảnh mày ngài cũng được dùng để chỉ người con gái đẹp.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Sen dâu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Sen dâu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Phú quý
- Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
-
- Nụ áo
- Loài cây mọc hoang có hoa nhỏ hình viên tròn như cái khuy đính áo dài.
-
- Bảo dưỡng
- Chăm sóc, nuôi nấng.