Chàng về để áo lại đây
Áo thời thiếp mặc, gối mây đợi chờ
Trăm năm vách phấn đề thơ
Lòng thương ai biết, dạ chờ ai hay
Tìm kiếm "về dầu"
-
-
Chàng về cho chóng mà ra
-
Chàng về dạm vợ đẻ con
-
Chàng về nỏ có chi đưa
Dị bản
Bạn về chẳng có chi đưa
Môn khoai còn dại, mít dừa còn non
-
Chàng về ngắt ngọn mồng tơi
-
Anh về mắc võng ru con
Anh về mắc võng ru con
Đừng nên tơ tưởng trái chanh non trái mùa -
Anh về mắc võng ru con
Anh về mắc võng ru con
Ai lên xe xuống ngựa, ai đẹp giòn mặc ai -
Bậu về, anh chẳng dám cầm
-
Anh về cho em về theo
-
Anh về sắm nón sắm quai
Anh về sắm nón sắm quai
Sắm giường sắm chiếu ngày mai em về -
Người về chăn gối có đôi
Người về chăn gối có đôi
Để tôi gối chiếc lẻ loi một mình -
Người về một đoạn xa xa
Người về một đoạn xa xa
Ta còn đứng giữa ngã ba chưa về
Nhìn trăng lại nhớ câu thề
Nhìn gương mà tưởng ngồi kề bên ai
Người về có nhớ khóm mai
Người về thoang thoảng hoa nhài còn đây
Gặp nhau không sợi không dây
Mà sao như buộc lòng này người đi!
Người về ta nhớ câu mời
Nhớ giọng người hát, nhớ lời người trao
Người về để vắng giăng sao
Để lòng đằng đẵng khi nào mới nguôi
Người về đường ấy xa xôi
Hãy như dao nọ nước tôi cho già
Đinh ninh nên cột nên xà
Nền kèo nên mái nên ta nên mình
Mai này đỏ nghĩa thắm tình
Cành giao với lại cây quỳnh nào hơn -
Người về tôi đứng tôi trông
Người về tôi đứng tôi trông
Ước gì tôi được khăn hồng trao tay
Ước gì người ở dưới này
Tôi về trên ấy như cây có cành -
Ra về giã nước giã non
-
Em về kẻo mẹ em trông
Em về kẻo mẹ em trông
Kẻo con em khóc, kẻo chồng em ghen -
Ra về dặn bạn một hai
Ra về dặn bạn một hai
Đừng có khi thắm khi phai tủi lòng -
Ra về nước mắt phân vân
-
Ra về bấm đốt ngón tay
Ra về bấm đốt ngón tay
Một ngày nhớ một, hai ngày nhớ hai -
Ra về nhớ nghĩa nhớ tình
Ra về nhớ nghĩa nhớ tình
Nhớ gương nhớ lược nhớ mình khôn nguôi -
Anh về, em nắm vạt áo em la làng
Anh về, em nắm vạt áo em la làng
Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em
Chú thích
-
- Vách phấn
- Tường vôi (từ cổ).
-
- Nồng
- Nóng bức.
-
- Dạm ngõ
- Một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mồng tơi
- Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.
-
- Sông Cái
- Tên con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hoà, dài 79 km, phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn. Phần thượng lưu của sông có rất nhiều thác: Đồng Trăng, Ông Hào, Đá Lửa, Nhét, Mòng, Võng, Giằng Xay, Tham Dự, Ngựa Lồng, Hông Tượng, Trâu Đụng, Giang Ché, Trâu Á... Sông còn có tên là sông Cù (do chữ Kaut của người Chiêm Thành xưa) hoặc sông Nha Trang.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cầm
- Giữ lại. Từ này có lẽ có gốc từ chữ Hán kiềm (cái khóa).
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Tôi
- Nung hợp kim đến nhiệt độ nhất định rồi làm nguội thật nhanh để tăng độ rắn và bền.
-
- Già
- Trên mức trung bình, mức vừa dùng, mức hợp lí (thóc phơi già nắng, nước sôi già...).
-
- Quỳnh, giao
- Hai thứ ngọc quí, hay dùng để ví với những gì quí giá.
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao
(Truyện Kiều)
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)