Tìm kiếm "ông Giăng"

Chú thích

  1. Chầu rày
    Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Chầu rày đã có trăng non
    Để anh lên xuống có con em bồng

    (Hát bài chòi)

  2. Hội An
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An

  3. Chùa Ông Bổn
    Tên của một số ngôi chùa do người Hoa ở Việt Nam lập ra để thờ Bổn đầu công Trịnh Hòa, nhà hàng hải và thám hiểm nổi tiếng của Trung Quốc. Ở Chợ Lớn, chùa này còn có tên là miếu (hoặc hội quán) Nhị Phủ. Ở Hội An, chùa còn có tên là hội quán Triều Châu.

    Chùa Ông Bổn (miếu Nhị Phủ) ở Chợ Lớn

    Chùa Ông Bổn (miếu Nhị Phủ) ở Chợ Lớn

  4. Minh Hương
    Một trong nhiều tên gọi của người Hoa ở Việt Nam. Sau khi nhà Thanh tiêu diệt nhà Minh, một số người Trung Hoa không chịu thần phục, chạy sang Việt Nam lánh nạn, lập thành làng, phố, gọi là người Minh Hương. Hai chữ Minh Hương ban đầu được viết là 明香 (hương hỏa nhà Minh), sau nhà Nguyễn đổi thành 明鄉 ("làng người Minh," hoặc "làng sáng sủa") nhằm tránh động chạm với nhà Thanh. Ở vùng Chợ Lớn (Sài Gòn), Hội An (Quảng Nam) và Huế đều có tên làng Minh Hương.
  5. Chín xã Sông Con
    Chín xã thuộc huyện Đại Lộc, quanh lưu vực sông Con. Nơi đây từng là căn cứ của Nghĩa hội Quảng Nam thời Cần Vương. Vùng này cũng gọi là Tân tỉnh (tỉnh mới, đối lập với Hội An là tỉnh lị cũ do Pháp chiếm đóng).
  6. Nguyễn Duy Hiệu
    Có sách ghi là Nguyễn Hiệu, tục gọi là Hường Hiệu, một chí sĩ và lãnh tụ thuộc phong trào Cần Vương. Ông sinh năm Đinh Mùi (1847) tại làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc (nay là xã Cẩm Hà, thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông cùng Trần Văn Dư (1839-1885), Phan Bá Phiến (còn gọi là Phan Thanh Phiến, 1839-1887), Nguyễn Tiểu La (tức Nguyễn Hàm, 1863-1911), thành lập Nghĩa hội Quảng Nam, rồi ra bản cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh cùng đứng lên đáp nghĩa. Đến năm 1887, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông tự trói mình nạp cho giặc để cứu nghĩa quân. Ông bị chém ngày 15/10/1887, hưởng dương 40 tuổi, để lại hai bài thơ tuyệt mệnh bằng chữ Hán. Sau đây là một bài được Huỳnh Thúc Kháng dịch:

    Cần vương Nam Bắc kết tơ đồng
    Cứu giúp đường kia khổ chẳng thông
    Muôn thuở cương thường ai Ngụy Tháo?
    Trăm năm tâm sự có Quan Công
    Non sông phần tự thơ trời định
    Cây cỏ buồn trông thấy đất cùng
    Nhắn bảo nổi chìm ai đó tá?
    Chớ đem thành bại luận anh hùng.

  7. Trần Đỉnh
    Tục gọi là Tú Đỉnh (vì đỗ Tú tài), người làng Gia Cốc, nay thuộc xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông nguyên là thành viên Nghĩa Hội Quảng Nam, cũng vừa là Tán Tương Quân Vụ vùng chín xã Sông Con thuộc miền nguồn tây Đại Lộc. Trước ngày Pháp tấn công vào Bộ chỉ huy ở Trung Lộc, ông nghe lời chiêu hồi của vua Đồng Khánh, đến chiến khu Trung Lộc thuyết phục Nguyễn Duy Hiệu cùng ra đầu hàng. Ông Hiệu đã ra lệnh chặt đầu Trần Đỉnh bêu ở chợ Trung Lộc để răn đe.
  8. Sơn Tịnh
    Tên một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có núi Thiên Ấn, một trong hai biểu tượng của tỉnh (cùng với sông Trà Khúc tạo thành cặp núi Ấn - sông Trà).

    Núi Ấn

    Núi Ấn

  9. Núi Chân Trâu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Núi Chân Trâu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  10. Bàu Ông Xá
    Têm một bàu nước thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tương truyền ông Xá là người đã đưa dân đến hai làng An Thiết (xã Tịnh Bình) và Lâm Lộc (xã Tịnh Hà) rồi khuyến khích họ chăm lo các nghề làm thủ công khéo tay bên cạnh nghề làm ruộng như làm nón, chế tác sừng. Hai nghề này vẫn tiếp tục phát triển và tồn tại đến nay.
  11. Có bản chép: cầu Rừng Xanh. Cả hai địa danh này đều chưa được xác định.
  12. Lí trưởng
    Tên một chức quan đứng đầu làng (: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
  13. Thị Nại
    Còn có tên là Thi Nại hoặc cửa Giã, một cửa biển nằm ở Bình Định trước kia, nay đã bị phù sa bồi lấp thành đầm Thị Nại thuộc thành phố Quy Nhơn. Tại đây từng xảy ra nhiều trận thủy chiến khốc liệt: trận Giáp Thân (1284) giữa quân Thoát Hoan (Mông Cổ) và thủy quân Chiêm Thành, các trận Nhâm Tý (1792), Quý Sửu (1793), Kỷ Tỵ (1799)... giữa quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn. Ngày nay Thị Nại là một danh thắng của tỉnh Bình Định.

    Đầm Thị Nại

    Đầm Thị Nại

  14. Chợ Giã
    Tên một cái chợ nay thuộc thôn Xuân Phu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
  15. Đội
    Một chức vụ trong quân đội thời thực dân Pháp, tương đương với tiểu đội trưởng hiện nay (Đội Cung, Đội Cấn...).
  16. Nam Vang
    Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
  17. Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
  18. Cai
    Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.

    Lính lệ

    Lính lệ

  19. Tóc thả diều
    Tóc chải buông thòng, rẽ tóc xuống hai phía gần ót rồi cuốn vòng lên.
  20. Châu thành
    Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc. Các tỉnh Nam Bộ ngày xưa đều có quận, huyện châu thành.
  21. Lựu
    Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

    (Truyện Kiều)

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Hoa lựu

    Hoa lựu

    Quả lựu

    Quả lựu

  22. Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.

    Quả lê

    Quả lê

  23. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Tượng.
  24. Ba mươi sáu phố
    Một cách gọi của đô thị cổ Hà Nội, khu vực dân cư nằm về phía đông của hoàng thành Thăng Long, nơi tập trung nhiều hoạt động buôn bán. Khu vực này rộng hơn khu phố cổ Hà Nội ngày nay.

    "Ba mươi sáu" là một con số mang tính ước lệ, số phố thực tế nhiều hơn con số này, và thay đổi theo thời kì.

  25. Kiều Mai
    Tên cũ là trại Mai Trang, một làng ven sông Nhuệ, thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Xưa làng ở gần cầu Diễn, lại có rừng mơ lớn nên mới có tên Kiều Mai.

    Hội làng Kiều Mai

    Hội làng Kiều Mai

  26. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  28. Thổ Công
    Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.

    Một hình ảnh về Thổ Công

    Một hình ảnh về Thổ Công

  29. Đơm
    Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
  30. Vần cơm
    Xoay nồi cơm trong bếp cho chín đều.
  31. Gẫm
    Ngẫm, suy nghĩ.
  32. Xa
    Đồ dùng để kéo sợi dệt vải.
  33. Nài
    Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.

    Nài ngựa chở khách du lịch ở Đà Lạt

    Nài ngựa chở khách du lịch ở Đà Lạt

  34. Nói lái lại thành "thằng Tây."
  35. Đoàn Chí Tuân
    Có tài liệu ghi là Đoàn Đức Mậu, hiệu là Bạch Xỉ, sinh năm 1855 tại Hòa Ninh, xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông lập căn cứ chống Pháp ở vùng núi miền Nam Quảng Bình. Ông dùng "pháp thuật" để kêu gọi quần chúng, đồng thời tự xưng hoàng đế (hiệu Long Đức), nên bị nhiều sĩ phu yêu nước cùng thời (trong đó có Phan Đình Phùng) không đồng tình. Năm 1896, cuộc khởi nghĩa thất bại, Đoàn Chí Tuân bị bắt, đến cuối năm 1897 thì mất trong nhà lao của Pháp. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện có một đường phố mang tên ông.
  36. Rạng
    Sáng tỏ.
  37. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  38. Câu này có ý trách cái tình bạc bẽo của con rể.