Tưởng rằng anh thử anh thương
Thử rồi anh lại tìm đường anh dông!
Tìm kiếm "tường bao"
-
-
Tưởng rằng củi mục dễ đun
Tưởng rằng củi mục dễ đun
Ngờ đâu củi mục khói um cả nhà -
Tưởng rằng cây dứa không gai
-
Tưởng đâu hay chữ em nhờ
-
Tưởng phượng hoàng, tui lắp mũi tên me
-
Tưởng anh sâu sắc giếng làng
-
Tưởng đâu bến đã gặp thuyền
-
Tưởng giếng sâu qua nối sợi dây cụt
Tưởng giếng sâu qua nối sợi dây cụt
Ai dè giếng cạn nó hụt cái sợi dây
Qua tới đây mà không cưới được cô Hai mầy
Qua chèo ghe ra biển… đợi nước đầy qua chèo vôDị bản
Tui thề không cưới đặng cô nàng
Thà tui chèo ra biển cả nước tràn tui chèo vô.
-
Tưởng rằng chị ngã em nâng
Tưởng rằng chị ngã em nâng
Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cườiDị bản
Em ngã thì chị phải nâng
Đến khi chị ngã, em bưng miệng cười
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tưởng là quân tử nhất ngôn
-
Tưởng là thiên hạ nói chơi
Tưởng là thiên hạ nói chơi
Hay đâu nói thiệt rụng rời tay chân
Hỏi mây, hỏi gió, hỏi trăng
Hai hàng nước mắt rần rần tuôn ra. -
Tướng thầy là tướng khoai lang
-
Tưởng rằng trọn đạo thủy chung
Dị bản
-
Tưởng rằng khăn trắng có tang
-
Tưởng là con gái đương xuân
Tưởng là con gái đương xuân
Nào ngờ lại rặt một phường ăn sương -
Tưởng là mai trước lại vầy
-
Tưởng rằng đó địch cùng đây
Tưởng rằng đó địch cùng đây
Hay đâu đó giắt ông thầy sau lưng -
Tưởng tơ, tơ tưởng vì tơ
-
Tưởng là cha mẹ đập một vài ba roi
Tưởng là cha mẹ đập một vài ba roi
Ai ngờ đập đến chín chục một trăm roi
Em bò lăn bò lóc, em khóc đứng khóc ngồi
Dù bầm lưng máu chảy vẫn trọn đời theo anh -
Tượng chết vì ngà, điểu chết vì lông
Tượng chết vì ngà, điểu chết vì lông
Chú thích
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Vịt
- Một loại giỏ tre đan theo hình con vịt, dùng để đựng tôm cua, cá...
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Tên me
- Loại tên của ná cánh (loại vũ khí giống cung hoặc nỏ) làm bằng sống lá cỏ, có tẩm thuốc độc, bắn rất nhẹ và chính xác.
-
- Kền kền
- Cũng có tên là kên kên, đôi khi viết thành kênh kênh hoặc kềnh kềnh, một loài chim ăn thịt và xác chết. Trong văn chương, kền kền thường được dùng tượng trưng cho những người độc ác và cơ hội.
-
- Cạn sợt
- Rất cạn (sợt là từ mô tả cấp độ nhẹ, như sợt qua, sợt da...)
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Quân tử nhất ngôn
- Nói một lời (nhất ngôn), giữ chữ tín, được cho là tính cách của người quân tử theo quan niệm Nho giáo.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Ẻ
- Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Pháo
- Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanhNăm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.
-
- Hữu
- Có (từ Hán Việt)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vầy
- Vầy duyên, kết duyên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phong tình
- Tính trăng hoa, lẳng lơ. Có thể hiểu rộng là tình cảm nam nữ nói chung.
Chẳng ngờ gã Mã giám sinh,
Vẫn là một đứa phong tình đã quen
(Truyện Kiều)