Con chim ham ăn còn mắc cái tròng
Người mà tham của sao khỏi mắc vòng gian nan
Tìm kiếm "SAO sa"
-
-
Đứt tay một chút còn đau
Dị bản
Đứt tay một chút chẳng đau
Xa em một chút như dao cắt lòng
-
Chứng minh có đất có trời
Chứng minh có đất có trời
Nói ra rồi lại nuốt lời sao nên. -
Tre già giòn lạt khó quai
-
Cục thủy tinh nằm trên hòn đá trắng
-
Chữ rằng: vấn tổ tầm tông
-
Ới thầy mẹ ơi cấm đoán con chi
-
Chuyến này anh chở cát
Chuyến này anh chở cát
Chuyến khác anh chở vôi
Anh làm sao cho duyên nợ lôi thôi, nay đổi mai dời
Liệu bề anh có thương đặng trọn đời anh hãy thươngDị bản
Chuyến này anh chở cát
Chuyến khác anh chở khoai
Duyên nợ của ai, anh trả lại cho ai
Biển rộng sông dài hai ngã biệt li
-
Em không trách ông Tơ
-
Trời cao lồng lộng
Trời cao lồng lộng
Đất rộng thinh thinh
Ra đi bỏ mẹ sao đành
Công ơn cha mẹ sinh thành ra em -
Vợ đôi chồng một lạ gì
Dị bản
Vợ đôi chồng một ra gì
Mỗi người mỗi bụng tao thích thì phá tan hoang
-
Soi gương còn mặt mũi nào
Soi gương còn mặt mũi nào
Đã rỗ lại xấu soi vào sao đang -
Rượu lưu ly đổ đầy chung thỉ
-
Con cá dưới nước hãy còn lai vãng
-
Chàng về chăn ấm gối êm
-
Nơi nào chí quyết một nơi
Nơi nào chí quyết một nơi
Làm người nay đổi mai dời sao nên -
Quản bao tháng đợi năm chờ
Quản bao tháng đợi năm chờ
Ai ơi dứt mối lìa tơ sao đành -
Một mình nhiều tật phải cam
-
Dặn lòng sợ chẳng kết giao
-
Tiếc thay con gái mười ba
Tiếc thay con gái mười ba
Liều thân mà lấy ông già sao đang
Chú thích
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Vấn tổ tầm tông
- Hỏi những người cao tuổi có quan hệ huyết thống hay tra cứu từ những tộc phả, gia phả, lời di huấn, sách vở v.v. để tìm hiểu về gốc tích của một dòng họ.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
-
- Rượu lưu ly
- Rượu tiễn. Rượu người con gái rót mời cha mẹ uống trong lễ đón dâu, trước khi về nhà chồng thường được gọi là rượu lưu ly.
-
- Chung
- Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).
-
- Thời vận bất tề
- Vận số không được bình thường, suôn sẻ.
Ta hô! Thời vận bất tề, mệnh đồ đa suyễn
(Than ôi! Thời vận chẳng bình thường, đường đời nhiều ngang trái)
(Đằng Vương các tự - Vương Bột).
-
- Tu bị
- Sửa sang, trau giồi bản thân.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Khứng
- Chịu, vừa lòng, thuận lòng (từ cổ).