Cái bống là cái bống bang
Ăn cơm bằng sàng, bốc muối bằng vung
Mẹ giận mẹ vứt xuống sông
Bơi ra cửa biển lấy chồng lái buôn
Khát nước thì uống nước nguồn
Lạc đường thì bảo lái buôn đưa về
Tìm kiếm "mười sáu"
-
-
Cưới em chín quả cau vàng
-
Anh đi em ở lại nhà
-
Ông Trăng mà lấy bà Trời
-
Sáng mai xách dĩa mua tương
Sáng mai xách dĩa mua tương
Gặp anh trong trường cầm viết ngó ra
Em về mua lụa mười ba
Cắt áo cổ giữa mà tra nút vào
Hỏi thăm anh học trường nào?
Mua giấy mua viết gởi vào cho anh -
Vè lính mộ
Tai nghe nhà nước mộ dân,
những lo những sợ chín mười phần em ôi.
Anh đi ra mặt biển chưn trời,
ơn cha nghĩa mẹ hai nơi chưa đền.
Dầu mà ông Tây bắt làm phên,
nhất thắng nhì bại, không quên cái nghĩa sinh thành.
Xót em vò võ một mình,
anh đi ra biển thẳm non xanh tư bề.
Vai mang khẩu súng lưng dắt lưỡi lê,
thôi thiếp bồng con dại lui về mần ăn.
Ví dầu anh có mần răng,
nơi mô xứng gió vừa trăng em đành.
Phận chàng vạn tử nhứt sanh,
trên thời mây đen kịt, dưới nước xanh dờn dờn.
Tư bề sóng bể như sơn,
đau lòng xót dạ nhiều cơn lắm bớ nàng.
Trăm lạy ông trời đặng chữ bình an,
đóng lon chức Đội về làng hiển vinh.
Làm thịt con heo quy tế tại đình,
rượu chè chàng đãi dân tình một diên.
Tay bắt tay miệng lại hỏi liền:
anh đi ra mấy tháng em có phiền hay không.
Bảy giờ mai bước xuống tàu đồng,
tối tăm mù mịt như rồng với mây.
Hai bên những lính cùng Tây,
quân gia kéo tới chở đầy tàu binh… -
Bắt ông Tơ mà cho ba đấm
-
Ở nhà với mẹ với cha
-
Tàu seo nước giá như đồng
-
Trăm năm đá nát vàng phai
Trăm năm đá nát vàng phai
Ngã thì lại dậy kém ai trên đời
Trăm năm đá nát vàng mười
Ngã thì lại dậy ai cười mặc ai -
Má ơi con chẳng ham giàu
-
Ngẩn ngơ như chú bán gà
Ngẩn ngơ như chú bán gà
Tiền rưỡi chẳng bán, bán ba mươi đồng -
Ù ơ ba trái ù ơ
-
Ai về tôi hỏi đôi câu
Ai về tôi hỏi đôi câu
Thôn trang tan nát vì đâu hỡi người
Nhà ngang ai đốt mấy mươi
Tóc tang ai tính mấy người chết oan
Bao vây ai đốt chợ làng
Đò ngang ai bắn máu loang đỏ đường? -
Phận em là gái cô bác ơi
-
Vè bình dân học vụ
Lẳng lặng mà nghe
Cài vè học vụ
Đồng bào mù chữ
Ở khắp mọi nơi
Chiếm chín phần mười
Toàn dân đất Việt
Muôn bề chịu thiệt
Chịu đui, chịu điếc
Đời sống vùi dập
Trong vòng nô lệ
Hơi đâu mà kể
Những sự đã qua
Chính phủ Cộng hòa
Ngày nay khác hẳn
Đêm ngày lo lắng
Đến việc học hành
Mấy triệu dân lành
Còn đương tăm tối
Bị đời hất hủi
Khổ nhục đáng thương
Ngơ ngác trên đường
Như mù không thấy
Những điều như vậy
Không thể bỏ qua … -
Một đàn cò trắng bay quanh
-
Gà rừng tốt mã khoe lông
-
Anh về, em nỏ dám đưa
Dị bản
Ra về em chẳng dám đưa
Hai hàng nước mắt như mưa tháng mười
-
Khi nào trâu đực sinh con
Chú thích
-
- Cửa biển
- Nơi sông chảy ra biển, thuyền bè thường ra vào.
-
- Lái buôn
- Người chuyên nghề buôn bán lớn và buôn bán đường dài.
-
- Chum
- Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Sỏ
- Đầu gia súc khi đã làm thịt.
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Vạn tử nhất sinh
- Vạn phần chết, một phần sống (thành ngữ Hán Việt).
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Quy tế
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Quy tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Diên
- Tiệc rượu (từ Hán Việt).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Hèo
- Một loại cây thuộc họ cau, thân thẳng có nhiều đốt, thường dùng làm gậy. Gậy làm bằng thân cây hèo cũng được gọi là hèo.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Tàu seo
- Một dụng cụ làm giấy dó, chỉ chỗ đựng nước có pha chất keo thật loãng. Người thợ thủ công dùng một cái liềm - một thứ lưới nhỏ mắt đan bằng nứa đặt vào một khuôn gỗ - đem khuôn láng nước bột dó rồi nhúng vào tàu seo, chao đi chao lại cho thành hình tờ giấy.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Dây ruộng
- Một đám ruộng chạy dài.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Hột.
-
- Đá mài
- Ngày xưa (và ở một số vùng nông thôn, miền núi bây giờ) nhân dân ta mài dao cho sắc bằng một hòn đá rất cứng gọi là đá mài. Trước và trong khi mài, người ta vuốt nước lên hòn đá ấy.
-
- Bình dân học vụ
- Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang
Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.
-
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Tên một nhà nước được Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập năm 1945, tồn tại cho đến sau 1976 thì sáp nhập với nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Xem thêm.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.