Cơm ăn một bát sao no
Kẻ về người ở sao cho đành lòng
Tìm kiếm "một cắc"
-
-
Đứt tay một chút chẳng đau
Đứt tay một chút chẳng đau
Xa em một chút như dao cắt lòng -
Có chàng nói một cười hai
-
Vắng mặt nhân ngãi một ngày
-
Chẳng thà anh chết một mình
-
Anh vắng mặt em một ngày trong lòng đã áy náy
-
Mình với ta như con một nhà
Mình với ta như con một nhà
Như áo một mắc, như hoa một chùm
Đôi ta như nước trong chum
Như hoa một chùm mới nở trên cây,
Bây giờ mình đấy ta đây
Biết xe những mấy lần dây cho liềnDị bản
Đôi ta như con một nhà
Như áo một mắc, như hoa một chùm
Đôi ta như nước một chum
Nước cạn mặc nước ta đùm lấy nhau!
-
Anh xa em chưa đầy một tháng
Anh xa em chưa đầy một tháng
Nước mắt lai láng hết hăm tám đêm ngày
Răng chừ nước ráo Đồng Nai
Sông Gianh hết chảy, mới phai lời nguyềnDị bản
Anh xa em một tháng
Nước mắt em lai láng hai mươi tám đêm ngày
Khi nào gió đánh tan mây
Sông Lam hết nước em đây đỡ buồn.Anh xa em chưa đầy một tháng
Nước mắt lai láng, hết hăm tám đêm ngày
Chừng nào cạn lạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời thềAnh xa em chưa đầy một tháng
Nước mắt lai láng hai tám đêm ngày
Bao giờ cạn rạch Thầy Cai
Nát chùa Phước Hậu em mới sai lời nguyền.
-
Một ngày cũng nghĩa bướm hoa
-
Tai nghe trống xổ bỉ bàng
-
Giường dọc mà trải chiếu ngang
-
Tối trời đom đóm chớp giăng
-
Bắc Nam lòng chẳng thương tình
-
Tưởng là mai trước lại vầy
-
Thiếp than phận thiếp còn thơ
Thiếp than phận thiếp còn thơ
Lấy chồng xa xứ bơ vơ một mìnhDị bản
-
Đường dài ngựa chạy cát bay
-
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
-
Anh đi đâu ba bốn năm tròn
Anh đi đâu ba bốn năm tròn
Để em giã gạo chày con một mình -
Hồi vui hò hát đôi câu
Hồi vui hò hát đôi câu
Hồi buồn xao lãng biết đâu mà tìm
Anh về xứ lạ một mình
Bỏ em cay đắng sầu tình bơ vơ -
Ngủ dậy sớm mai ra vườn tưới nước
Chú thích
-
- Ba thu
- Ba mùa thu, tức là ba năm. Lấy ý từ bài Thái cát (Hái rau) trong Kinh Thi, trong có đoạn:
Bỉ thái tiêu hề.
Nhất nhật bất kiến,
Như tam thu hềDịch:
Cỏ tiêu đi hái kìa ai,
Xa nhau chẳng gặp một ngày đợi trông.
Bằng ba mùa đã chất chồng."Một ngày không gặp xem bằng ba thu" thường dùng để chỉ sự nhớ nhung khi xa cách của hai người yêu nhau.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Kẻ Hán người Hồ
- Lấy từ điển tích Chiêu Quân cống Hồ. Vương Chiêu Quân là một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc, với vẻ đẹp "lạc nhạn" (chim sa), nhưng vì không chịu đút lót cho họa sĩ của vua nên bức chân dung của nàng bị vẽ xấu xí, vua không để mắt tới. Khi Hán Nguyên Đế phát hiện ra Chiêu Quân thì vua Hung Nô (rợ Hồ) mang quân sang đánh, buộc Hán phải cống nàng cho Hồ thì mới yên. Trên đường cống sang Hồ, Chiêu Quân cảm tác nhiều bài thơ và nhạc khúc rất cảm động.
Thành ngữ kẻ Hán người Hồ, cũng nói tắt là Hán Hồ, vì thế chỉ nỗi đau li biệt của đôi lứa yêu nhau.
-
- Lao lư
- Day dứt, xót xa (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sông Đồng Nai
- Con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ nước ta, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây sông có tên là Phước Long, đặt tên theo phủ Phước Long (Biên Hòa - Thủ Dầu Một) hiện nay. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn.
-
- Sông Gianh
- Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-
- Chùa Thiên Mụ
- Còn gọi là chùa Linh Mụ, một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1601, nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, thành phố Huế.
-
- Chùa Phước Hậu
- Một ngôi chùa hiện ở ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm bên bờ sông Hậu. Chùa được dựng lên trên nền của một chiếc am tranh vào năm 1894 với tên là chùa Đông Hậu. Đến năm 1910 Phật tử địa phương đã thỉnh hòa thượng Hoằng Chỉnh ở chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) vào trụ trì và đổi tên là Phước Hậu. Chùa là tổ đình của Phật giáo dòng Lâm Tế.
-
- Độc bình
- Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Bỉ bàng
- Bẽ bàng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Con thoi
- Bộ phận của khung cửi hay máy dệt, ở giữa phình to, hai đầu thon dần và nhọn (vì vậy có hình thoi), có lắp suốt để luồn sợi.
-
- Đom đóm
- Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.
-
- Bắc nam
- Phương bắc và phương nam. Thường dùng để nói về sự xa cách, phân li.
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Vầy
- Vầy duyên, kết duyên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Binh
- Bênh vực (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đa đa
- Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Ô thước
- Con quạ (ô) và con chim khách (thước). Trong một số ngữ cảnh, từ này được dùng để gọi chung một loài chim.
-
- Thậm
- Rất, lắm.