Chẳng thà lăn xuống giếng cái chủm
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai
Tìm kiếm "loan"
-
-
Anh về dọn dẹp loan phòng
-
Ai kia một mạn thuyền bồng
-
Bây giờ ta lại gặp ta
-
Một đàn cò trắng bay chung
Một đàn cò trắng bay chung
Bên nam bên nữ ta cùng cất lên
Cất lên một tiếng linh đình
Cho loan sánh phượng, cho mình sánh ta -
Chồng chết chưa kịp làm tuần
-
Có chồng thì mặc có chồng
-
Đêm qua để cửa chờ chồng
Đêm qua để cửa chờ chồng,
Đêm nay để cửa chờ ông láng giềng. -
Cái giường mà biết nói năng
Cái giường mà biết nói năng,
Thì ông hàng xóm hàm răng chẳng còn. -
Ngồi buồn thương mẹ nhớ cha
-
Con dao vàng cắt dải y môn
-
Anh ơi bớt thảm bớt sầu
-
Xung quanh cô bác giáp vòng
Xung quanh cô bác giáp vòng
Anh muốn hun về chốn loan phòng sẽ hun -
Thương nhau đứng đợi ngồi trông
Thương nhau đứng đợi ngồi trông
Ðêm khuya hiu quạnh loan phòng thì thôi
Mình nay đã có vợ rồi
Còn theo đón hỏi chi tôi thế này -
Đèn loan hiệp cẩn trong phòng
-
Hồi nào mình gác tôi ôm
Hồi nào mình gác tôi ôm
Bây giờ xa cách đêm hôm một mình
Phòng loan xa vắng người tình
Đầm chan nước mắt, nhớ hình người thương -
Cây gie bần ngã, bất khả viển vông
-
Đêm nằm ôm gối thở than
Dị bản
-
Sầu chi dạ đó kêu van
-
Lời thề biển bốn non ba
Lời thề biển bốn non ba
Em đừng phiền muộn mẹ cha tỏ tường
Khoát màn loan anh nằm dựa mé giường
Anh thương em, sao không sợ các đường tử sanh
Chú thích
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Nhóm họ
- Một lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt, được tổ chức ở nhà gái một ngày trước khi làm lễ đưa dâu. Trong lễ này họ hàng nhà gái tề tựu đông đủ, cô dâu lạy từ biệt cha mẹ để về nhà chồng. Đồng thời, cha mẹ cô dâu trao của hồi môn và họ hàng cô dâu trao quà cưới.
-
- Rước dâu
- Lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Vào đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ vật (các quả hộp: trầu cau, rượu, bánh phu thê...) đến để rước dâu về.
-
- Thuyền bồng
- Loại thuyền mình bầu, mũi bằng, đuôi cao và có mui.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Lễ tuần
- Một lễ trong phong tục ma chay của người Việt Nam. Lễ được tiến hành bảy ngày sau khi chôn người chết.
-
- Kỷ trà
- Bàn nhỏ bằng gỗ, thấp, thường được chạm trổ tinh vi. Người xưa khi uống trà thường đặt tách và ấm trà lên trên kỷ.
-
- Y môn
- Màn vải hoặc gỗ chạm khắc che phía trên giữa hai hàng cột ở nơi thờ cúng.
-
- Giao loan
- Một loại keo tương truyền được chế tạo bằng máu con chim loan, rất chắc, có thể nối được cả dây cung. Theo điển tích Trung Quốc, vua Hán Vũ Đế được dâng keo giao loan. Một lần đi săn, dây cung bị đứt, vua dùng loại keo này để nối lại, bắn tiếp cả ngày thấy không đứt, bèn đặt tên là "tục huyền giao," nghĩa là keo nối dây cung. Giao loan nghĩa bóng chỉ tình cảm keo sơn, gắn bó bền chặt.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Hợp cẩn
- Cẩn là phân nửa quả bầu được dùng làm chén uống rượu trong lễ cưới. Hợp cẩn (cũng viết là hiệp cẩn) chỉ lễ cưới hoặc lễ động phòng của vợ chồng mới cưới.
-
- Bá tòng
- Cây bá (trắc) và cây tùng, hai loại cây sống rất lâu năm. Bá tòng vì thế tượng trưng cho tình nghĩa lâu bền. Đồng thời bá tòng cũng chỉ sự tu hành, vì hai loại cây này thường được trồng ở sân chùa.
-
- Gie
- (Nhánh cây) chìa ra.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Lang
- Chàng (từ Hán Việt), tiếng con gái gọi con trai. Văn chương cổ thường dùng "tình lang," "bạn lang" để chỉ người tình.
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.