Yếm thắm mà nhuộm màu hường
Cái răng hạt đỗ, làm tương anh đồ
Yếm thắm mà vã nước hồ
Vã đi vã lại anh đồ càng mê
Tìm kiếm "răng gà"
-
-
Rổi chạy thì rổi có lời
-
Những người mặt lọ như niêu
Dị bản
Những người mặt nhỏ như niêu
Cái răng trắng nõn chồng yêu cỡn cờ
-
Nác trong mà giếng hôi rều
-
Dã tràng xe cát bể Đông
-
Có tiền em muốn mua chồng
Có tiền em muốn mua chồng
Biết rằng đáng mấy trăm đồng mà mua
Mua chồng chồng chẳng bán cho
Lạy giời phù hộ em mua được chồng -
Lấy chồng về đất Cẩm Nam
-
Thằng Tây mặt trắng như vôi
Thằng Tây mặt trắng như vôi
Trắng răng mũi lõ đuổi tôi thế này. -
Cỏ may mọc ở giữa đàng
-
Em thấy anh em cũng muốn chào
-
Kể từ ngày tôi lấy anh
-
Tôi ở trên trời
-
Công anh bứt choại bện đăng
-
Chẳng chùi để vậy lu ly
-
Giàu thì tay bạc tay vàng
Giàu thì tay bạc tay vàng
Khó thì rủng rảng với nàng cũng xinh -
Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ
Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ
Trên bầu trời rạng tỏ mây xanh
Từ ngày chia rẽ em anh
Nước trời còn đó ai đành phụ nhau. -
Lửa hồng Nhựt Tảo rền trời
-
Trúc xa mai thì hoài lứa trúc
-
Khi giận thì rầy thì la
Khi giận thì rầy thì la
Đến khi hết giận rằng ta yêu mình -
Giơ tay ngắt ngọn ổi xanh
Chú thích
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Hồ
- Kĩ thuật làm cho sợi dệt hoặc vải thấm đều một lớp nước có pha lớp bột hoặc keo cho cứng.
-
- Rổi
- Những người làm nghề gánh cá đi bán dạo, hoặc đi ghe cá.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Cỡn cờ
- Nhởn nhơ, thiếu đứng đắn.
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Dã tràng
- Còn gọi là dạ tràng, một loài giáp xác nhỏ giống con cáy sống ở bãi cát ven biển, hàng ngày vê cát thành từng viên nhỏ để tìm kiếm thức ăn khi thủy triều xuống, nhưng khi thủy triều lên lại đánh tan hết. Đọc thêm về sự tích con dã tràng.
-
- Giằng cối xay
- Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhơn
- Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phàn xì
- Âm Quảng Đông của hai tiếng phiên thự 番薯, nghĩa là khoai lang.
-
- Cót
- Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.
-
- Móc
- Sương đọc thành hạt trên lá cây, ngọn cỏ. Thường dùng chung với mưa, thành mưa móc.
-
- Choại
- Một loài dương xỉ mọc hoang trong rừng ẩm nhiệt đới ven các con sông, kênh rạch. Ở nước ta dây choại có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Hậu Giang, Rạch Giá. Lá và đọt non dùng làm rau, thân dai và bền, chịu được lâu trong nước nên được dùng làm dây thừng và dụng cụ đánh cá, và còn được dùng làm thuốc.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhật Tảo
- Cũng đọc là Nhựt Tảo theo cách đọc miền Nam, một con sông chảy qua địa bàn huyện Kiên Giang, đồng thời cũng là tên một vàm sông nơi sông Nhật Tảo gặp sông Vàm Cỏ Đông, nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Tại đây vào ngày 10 tháng 12 năm 1861, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã bất ngờ tấn công và đốt chìm tiểu hạm Espérance của Pháp, giết chết 37 lính Pháp trong một trận đánh làm nức lòng nhân dân ta.
-
- Trận đồn Kiên Giang
- Tên trận đánh chiếm đồn Kiên Giang (còn gọi là đồn Rạch Giá) do Nguyễn Trung Trực khởi xướng, xảy ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1868. Giặc Pháp mất 5 sĩ quan và 67 lính, đồng thời mất khoảng một trăm khẩu súng đủ loại cùng nhiều đạn dược. Tuy nghĩa quân chỉ giữa được đồn 5 ngày, nhưng sự kiện này đã được tác giả George Diirrwell đánh giá là một sự kiện bi thảm (un événement tragique) của thực dân Pháp ở nước ta.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).