Trán cao, mặt lớn, mắt lươn
Cuộc đời cô độc dẫu thường phấn son
Tìm kiếm "chuộc chồng"
-
-
Nước yên quân mạnh dân giàu
-
Vui gì bằng lễ nghinh ông
-
Anh ngồi một góc, em ngồi một góc
Anh ngồi một góc, em ngồi một góc
Em nghe anh khóc sướt mướt cuộc tình
Chờ khi còn lại một mình, em khóc theo -
Ai biết nước sông Lam răng là trong, là đục
-
Cu cờm cu ngói cu xanh
-
Lầm than khổ cực thế này
Lầm than khổ cực thế này,
Xúc than, cuốc đất suốt ngày lọ lem. -
Nhác trông thấy bóng anh đi
Nhác trông thấy bóng anh đi
Thấy chân anh bước dạ thì em thương
Nhác trông thấy bóng anh qua
Hình dung chải chuốt thật là xinh sao
Em mong thấy mặt em chào
Vắng anh em những khát khao đêm ngày -
Thịt chó thì phải có riềng
-
Đã đành nên thiếp nên thê
-
Rượu sen càng nhắp càng say
-
Khố xanh, khố đỏ, khố vàng
-
Thằng mô trốc mọc hai ngà
-
Ba năm tang chế mãn nguyền
-
Nghỉ việc không gạo bỏ nồi
Nghỉ việc không gạo bỏ nồi
Ốm no bò dậy, không người chăm nom
Sáng ngày vác cuốc trèo non
Tối về mới biết mình còn sống đây
Lầm than cực khổ thế này
Xúc than cuốc đất, tối ngày lọ lem -
Việc đời biến đổi ai hay
-
Một vũng nước trong, một dòng nước đục
-
Gặp anh đây, lỡ khóc lỡ cười
Gặp anh đây, lỡ khóc lỡ cười
Năm bảy phần nhớ, chín mười phần thương
Chuỗi sầu ai khéo vấn vương
Gặp nhau một thuở, vấn vương ngàn ngày -
Ai về thẳng tới Năm Căn
-
Anh kia con cái nhà ai
Chú thích
-
- Bốn phương tám hướng
- Bốn phương gồm Đông, Tây, Nam, Bắc; tám hướng gồm Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc. Bốn phương tám hướng (đôi khi cũng gọi là tám cõi) chỉ tất cả mọi phương, mọi hướng, bao trùm vạn vật. Xem thêm: Chín phương trời, mười phương Phật.
-
- Vĩnh Thọ
- Niên hiệu của nước ta từ năm 1658 đến năm 1662 dưới triều vua Lê Thần Tông.
-
- Lễ hội Nghinh Ông
- Lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh ven biển nước ta từ Quảng Bình trở vào, ngư dân cầu cho biển lặng gió hòa, đi biển may mắn, làm ăn phát đạt. Lễ hội Nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt Ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá Ông, lễ cúng Ông, lễ nghinh ông Thủy tướng... nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá Ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên. Ở mỗi địa phương, lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào một thời điểm khác nhau.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Tía tô
- Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Thê
- Vợ (từ Hán Việt).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rượu sen
- Rượu ướp hương sen, rất quý, cách làm nay đã thất truyền. Rượu sen làng Thụy Chương ngày xưa nổi tiếng thơm ngon, được dùng để tiến vua. Tránh nhầm lẫn với loại rượu liên tử (hạt sen) đặc sản của Đồng Tháp Mười.
-
- Chén quỳnh
- Tức chén quỳnh tương, chỉ chén rượu ngon. Xem thêm chú thích Quỳnh tương.
-
- Lính tập
- Một lực lượng vũ trang của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương, theo chính sách dùng người bản xứ làm quân đội chính quy trong việc đánh dẹp. Lính tập gồm lính khố đỏ, lính khố xanh, lính khố vàng, lính khố lục, những tên gọi xuất phát từ màu dải thắt lưng họ quấn quanh quân phục.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Mần chi
- Làm gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tang chế
- Phép tắc để tang. Theo phong tục, khi một người qua đời thì những người thân phải để tang để tưởng nhớ, tùy theo quan hệ xa gần mà thời hạn để tang khác nhau.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Châu Thành
- Tên một huyện thuộc tỉnh An Giang.
-
- Phỉ dạ
- Thỏa lòng, thỏa mãn.
-
- Năm Căn
- Một địa danh thuộc tỉnh Cà Mau, phía Đông tiếp giáp biển Đông, phía Tây tiếp giáp vịnh Thái Lan. Đây là vùng đất thấp, kênh rạch chằng chịt bao bọc những cánh rừng sú vẹt, đước, bần, mắm... với nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng biển vô cùng phong phú.
Theo truyền miệng trong dân gian thì tên gọi "Năm Căn" đã có từ hơn 200 năm nay. Đầu tiên, có một người Hoa Kiều tên là Chệt Hột đến đây dựng lên năm căn trại đáy, phía trên bờ thì làm rẫy. Công việc làm ăn rất phát đạt do nguồn cá tôm dồi dào và chưa có người khai thác. Thấy có nhiều hoa lợi nên những người Hoa Kiều và người Việt cũng đến đây làm ăn sinh sống, lần hồi trở nên đông đúc. Vì có vị trí thuận lợi về đường sông nên ghe xuồng thường qua lại chỗ này, và người ta căn cứ vào dấu hiệu là dãy trại đáy năm căn xuất hiện đầu tiên để gọi tên, lâu ngày thành địa danh "Năm Căn."
-
- Bánh hỏi
- Một đặc sản có mặt ở nhiều vùng khác nhau: Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định, Sóc Trăng... Bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Thường được ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi.
-
- Sóc Trăng
- Một tỉnh ven biển nằm ở hạ nguồn sông Hậu, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với chùa Đất Sét và chùa Dơi. Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ," "cõi," Kh'leang là "kho," "vựa," "chỗ chứa bạc." Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng.
-
- Bãi Xàu
- Tên gọi đầu tiên của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ngày nay. Đây là một thương cảng lớn hồi đầu thế kỷ 20, được hình thành từ sông Ba Xuyên ăn thông ra sông Hậu, thuận tiện cho ghe xuồng, tàu lớn hoạt động liên tục suốt ngày đêm, là tuyến đường chính ăn thông với các xã huyện nhà, các huyện lân cận và liên tỉnh. Ngoài gạo, nơi đây còn buôn bán nhiều loại trái cây, rau, gà, vịt, heo...
Giải thích cho tên gọi Bãi Xàu, nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển nêu ra mấy giả thuyết sau:
- Tương truyền ngày xưa người Khmer đang nấu cơm, bỗng nghe tin giặc sắp tới, nên hối hả ăn cơm còn sống để chạy, do đó mới gọi là srok Bày Chau, sau này người Việt đọc chệch thành Bãi Xàu.
- Khi quân triều đình nhà Nguyễn truy đuổi giặc Xà Na Téa tới đây thì quân giặc bỏ chạy khi đang nấu cơm còn sống.
- Xưa có người vào rừng đốn củi, nhân đó lấy trứng trong rừng đem luộc nấu cơm ăn. Trứng chưa chín thì cặp rắn thần xuất hiện đòi trứng, người này bỏ chạy. Lúc trở lại, lửa đã tắt, trứng đã được rắn thần lấy đi, nồi cơm thì còn sống. Hiện nay, cạnh miếu ông Ba Thắc ở xóm Chợ Cũ có hang rắn hổ ngựa, đồn rằng là chỗ đó.
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...
-
- Chuối chát
- Chuối hột lúc còn non, thường được dùng trong các món trộn hoặc rau sống.
-
- Bợp xợp
- Tóc tai rối bù, dài ngắn không đều (khẩu ngữ).