Bươm bướm mà đậu cành hồng
Đã yêu con chị lại bồng con em
Bươm bướm mà đậu cành hồng
Dị bản
Bươm bướm mà đậu cành bông
Đã dê con chị lại bồng con em
Bươm bướm mà đậu cành hồng
Đã yêu con chị lại bồng con em
Bươm bướm mà đậu cành bông
Đã dê con chị lại bồng con em
Ði ngang thấy ngọn đèn chong
Thấy em nho nhỏ muốn bồng mà ru
Chèo ghe bẻ bắp bên sông
Bắp chưa có trái bẻ bông chèo về
Chèo về tới ngõ mụ Đề
Xin năm bảy hột bắp đem về cho con
Chèo ghe bẻ bắp bên sông
Bắp chưa có trái, bẻ bông chèo về
Chèo về đến ngõ Bồ Đề
Xin ba trái bắp đem về cho con
Giếng làng vẫn mạch nước trong
Mặc ai phụ bạc đèo bòng với ai
Bảy mươi muốn chút phấn hồng
Hai tay hai gậy muốn bồng con thơ
Vườn hoa quả thị má hồng
Mận mơ quấn quýt đèo bòng cho cam
Da đen duyên lậm vào trong
Mấy người da trắng duyên bong ra ngoài
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Cầu Đôi liền với Tháp Đôi
Quanh năm suốt tháng như tôi với nàng
Tra xét nơi chôn thây tên nghịch Khôi, đào lấy xương đâm nát chia ném vào hố xí ở 6 tỉnh (Nam Kỳ) và cắt chia từng miếng thịt cho chó, đầu lâu thì đóng hòm đưa về kinh (Huế) rồi cùng đầu lâu những tên phạm khác bêu treo khắp chợ búa nam bắc, xong vất xuống sông. Còn bè đảng a dua không cứ già trẻ trai gái đều ở vài dặm ngoài thành chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc: nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp.
Nơi chôn chung những người theo Lê Văn Khôi – tổng cộng 1.831 người – được gọi là mả Ngụy, mả Ngụy Khôi, hoặc mả Biền Tru, nằm ở gần Mô Súng, tức khoảng gần Ngã Sáu (Công trường Dân Chủ), đường Cách Mạng Tháng Tám và đầu đường 3 tháng 2, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Bún riêu là một món ăn rất được ưa thích, có mặt hầu khắp các hàng quán ven đường.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)