Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường
Tìm kiếm "phụng mây"
-
-
Chồng người du kích sông Lô
Dị bản
Chồng người áo gấm sông Lô
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần
-
Quân tử là quân tử Tàu
-
Đồn rằng quan lớn có danh
-
Cậu cai nón dấu lông gà
-
Tiền buộc dải yếm bo bo
-
Tử vi xem số cho người
Tử vi xem số cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu -
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai -
Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm, tay sờ đĩa xôi -
Chập chập rồi lại cheng cheng
Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà sống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêngDị bản
Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đừng đơm vơi đĩa thánh thầy mất thiêng
-
Đời người có một gang tay
Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày, còn được nửa gang -
Còn duyên kén cá chọn canh
-
Làm trai cho đáng nên trai
Dị bản
Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng
-
Học hành ba chữ lem nhem
Dị bản
Học trò ba chữ lem nhem
Thấy gái mà thèm, bỏ chữ trôi sông
-
Ông già tôi chẳng lấy ông đâu
Ông già tôi chẳng lấy ông đâu
Ông đừng cạo mặt nhổ râu tốn tiền. -
Lấy chồng ăn những của chồng
Lấy chồng ăn những của chồng
Ăn hết con mắt, khoét lòng con ngươi -
Trăng lên nhu nhú đầu non
Trăng lên nhu nhú đầu non
Số em là số sớm con muộn chồng. -
Chớ nghe quân tử nỉ non
Dị bản
Chớ nghe quân tử ỉ òn
Mà rồi có lúc ẵm con một mình.
-
Có chồng đêm có đêm đừng
-
Em là con gái đồng trinh
Chú thích
-
- Sông Lô
- Còn có tên là sông Mã (ít dùng, do dễ nhầm lẫn với sông Mã ở Thanh Hóa), một phụ lưu của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào nước ta tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối sông là "ngã ba sông" Việt Trì, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng. Sông Lô có hai phụ lưu lớn là sông Chảy và sông Gâm, ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ là sông Phó Đáy và sông Con.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Gà sống
- Gà trống (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Chửa
- Mang thai.
-
- Nằm dưng
- Nằm không, nằm một mình.
-
- Đồng trinh
- Con trai hoặc con gái chưa có gia đình (đồng: trẻ con, trinh: còn tân, chưa ăn nằm với người khác phái).
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).