Ai về nhắn chị hàng cau
Giặt buồm, dấp nước, giữ màu cho tươi.
Tìm kiếm "cá gáy"
-
-
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm?
Hay là ta hãy làm thân
Ðể anh nhuộm hộ thấm nhuần công anh!Dị bản
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm?
Ước gì anh được ở gần
Để anh nhuộm hộ, thấm nhuần lòng anh
-
Tiếc thay cái giếng nước trong
-
Cau non trầu lộc mỉa mai
Cau non trầu lộc mỉa mai
Da trắng tóc dài, đẹp với ai đây? -
Tiếc thay cái đọi bịt vàng
-
Tiếc nồi cơm trắng để ôi
Tiếc nồi cơm trắng để ôi
Tiếc con người lịch mà soi gương mờ.Dị bản
Tiếc nồi cơm trắng mà khê
Tiếc con người lịch mà về tay ai
-
Ngồi trong cửa sổ chạm rồng
Dị bản
Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng
Chiếu hoa nệm gấm không chồng cũng hư
-
Cây chanh lại nở hoa chanh
Cây chanh lại nở hoa chanh
Ðể con bướm trắng bay quanh cả ngày -
Tưởng rằng má phấn môi son
Tưởng rằng má phấn môi son
Ai ngờ má mỏng môi mòn hỡi em -
Lấy chồng ăn những của chồng
Lấy chồng ăn những của chồng
Ăn hết con mắt, khoét lòng con ngươi -
Trăng lên nhu nhú đầu non
Trăng lên nhu nhú đầu non
Số em là số sớm con muộn chồng. -
Chớ nghe quân tử nỉ non
Dị bản
Chớ nghe quân tử ỉ òn
Mà rồi có lúc ẵm con một mình.
-
Những người thắt đáy lưng ong
Những người thắt đáy lưng ong
Ðã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Những ngưòi béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày -
Ở nhà nhất mẹ nhì con
-
Có chồng đêm có đêm đừng
-
Em là con gái đồng trinh
-
Nghèo mà hay chữ thì hơn
-
Ru con con ngủ cho lành
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng .Dị bản
-
Ru con con ngủ cho lâu
Ru con, con ngủ cho lâu
Để mẹ đi cấy ruộng sâu chưa về
Ru con, con ngủ cho mê
Mẹ còn lo chuyện lê thê kéo cày
Ru con, con ngủ cho say
Mẹ còn vất vả chân tay ngoài đồng
Ru con, con ngủ cho nồng
Mẹ còn nhổ mạ trả công cho người -
Ra đường trông thấy tơ người
Ra đường trông thấy tơ người
Về nhà trông thấy chỉ tôi tôi buồn.
Chú thích
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Bèo tấm
- Loại bèo có lá nhỏ, hay phát triển thành thảm bèo trên các ao hồ ở làng quê Việt Nam, nhất là miền Bắc.
-
- Bèo ong
- Còn gọi là bèo tai chuột, lá mọc thành cụm dày, cuộn lại dọc theo sống lá như tổ ong. Nhân dân ta thường băm bèo ong cho lợn ăn.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Nằm dưng
- Nằm không, nằm một mình.
-
- Đồng trinh
- Con trai hoặc con gái chưa có gia đình (đồng: trẻ con, trinh: còn tân, chưa ăn nằm với người khác phái).
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Sơn son thếp vàng
- Sơn màu đỏ và dát vàng mỏng lên với mục đích trang trí.
-
- Bành
- Ghế có lưng tựa, tay vịn, được mắc chặt trên lưng voi.
-
- Bà Triệu
- Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Quản tượng
- Người trông nom và điều khiển voi (từ Hán Việt).