Tiểu tôi tiểu kính, tiểu hiền
Bao nhiêu chùa chiền, tiểu đốt, tiểu đi
Thịt chó tiểu đánh tì tì
Bao nhiêu chỗ lội tiểu thì cắm chông
Nam mô xứ Bắc, xứ Đông
Con gái chưa chồng thì lấy tiểu tôi
Tìm kiếm "hành kiệu"
-
-
Vợ sư sắm sửa cho sư
-
Đi đâu bỏ mõ bỏ chuông
-
Thầy đi học đạo làm chi
-
Trên ba thu dưới lại ba thu
-
Linh đinh chiếc bá giữa dòng
-
Má khoe con má chính chuyên
-
Mô Phật mô pháp mô tăng
Dị bản
Quy Phật, quy pháp, quy tăng
Ông sư bà vãi bẻ măng xào gà
-
Nam vô đức Phật Di Đà
-
Trong ba mươi sáu đường tu
Trong ba mươi sáu đường tu
Đường nào phú quý phong lưu thì làm -
Trót sanh làm phận nữ nhi
-
Trống chùa mất mặt còn tang
Trống chùa mất mặt còn tang
Ông sư mất vợ còn đang đi tìm -
Nam mô bồ tát bồ hòn
-
Ông sư là ông sư hinh
-
Có người rủ thiếp đi tu
-
Ngoài miệng thì tụng nam mô
Dị bản
Ngoài bụng thì tụng nam mô
Trong lòng thầm đặt một bồ dao găm
-
Thằng trọc mà ăn canh măng
Thằng trọc mà ăn canh măng
Đánh rắm đánh rít thối hoăng cả chùa
Bà vãi vác gậy đi khua
Mồ cha thằng trọc ở chùa bà chi! -
Vai mang bức tượng dặn lòng
Vai mang bức tượng dặn lòng
Thấy ai nhan sắc tránh vòng cho xa -
Dù ai quyết chí tu hành
-
Học hành thì ấm vào thân
Học hành thì ấm vào thân
Quyền cao chức trọng dần dần tới sau
Chú thích
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Mũ tỳ lư
- Một loại mũ của Phật giáo, được đặt tên theo Tỳ Lư Giá Na, tên chung của Pháp thân Phật tức là Đức Đại Nhật Như Lai của Mật giáo. Mũ thường được đội trong các tang lễ hoặc trai đàn chẩn tế.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Ghè
- Đồ đựng (nước, rượu, lúa gạo) làm bằng đất hoặc sành sứ, sau này thì có làm bằng xi măng.
-
- Thu ba
- Sóng mùa thu (chữ Hán). Thường được ví hoặc phiếm chỉ mắt người con gái (trong sáng, lấp lánh như sóng mùa thu).
-
- Thuyền bá
- Thuyền nhỏ làm bằng gỗ cây bá (cây bách), trong văn chương thường để chỉ người phụ nữ thủ tiết thờ chồng.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Đãy
- Cũng gọi là tay nải, cái túi to làm bằng vải, có quai để quàng lên vai, dùng để mang đi đường. Đây là vật dụng thường thấy ở những nhà sư khất thực.
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Bồ Tát
- Viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa, cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang chữ Hán Việt, nghĩa là người hữu tình (tát đỏa) đã giác ngộ (bồ đề). Theo Phật giáo đại thừa, bồ tát là những người đã đạt được cảnh giới, nhưng quyết không trở thành Phật khi nào toàn bộ chúng sinh còn chưa giác ngộ. Phật tử khi tụng kinh thường niệm Bồ Tát.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Tràng hạt
- Một vòng dây gồm nhiều hạt xâu lại với nhau. Khi tụng niệm, người tụng dùng tay lần từng hạt để đếm.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Yên Tử
- Tên một ngọn núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là nơi vua Trần Nhân Tông đến tu hành và lập nên dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ để truyền kinh, giảng đạo. Nhờ vậy, Yên Tử được mệnh danh là "đất tổ Phật giáo Việt Nam." Hằng năm tại đây tổ chức lễ hội Yên Tử từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 âm lịch.