Cong cong như cái bắp cày
Hàng trăm con sáo đậu ngày đậu đêm
Tìm kiếm "Cầu kiều"
-
-
Có cay mà không có thơm
-
Trong nhà bằng cái bắp tay
-
Đầu làng đánh trống
-
Một đường xương sống
-
Không có tui, đui cả nhà
-
Ao cạn nước vàng
-
Thân em xưa ở bụi tre
-
Bộ dạng quan anh xấu lạ lùng
-
Có đầu mà chẳng có đuôi
-
Đầu rồng, đuôi phụng le te
-
Giữa lưng trời có vũng nước trong
-
Tròn tròn như lá tía tô
-
Vừa bằng thằng bé lên ba
-
Vốn xưa ở đất sinh ra
-
Bốn chân đạp đất từ bi
-
Cây khô một lá bốn năm cành
-
Vừa bằng lá tre, ngo ngoe dưới nước
-
Vừa bằng quả mướp, ăn cướp cả làng
-
Vuông vuông cửa đóng hai đầu
Chú thích
-
- Bắp cày
- Đoạn tre hoặc gỗ hình bắp, nối cán cày với chỗ mắc dây ách.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Chành ngoảnh
- To bự, kì dị (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dĩa đèn dầu
- Loại đèn thắp ngày xưa, trước khi đèn Hoa Kỳ xuất hiện. Dĩa đèn dầu là một cái dĩa (thường bằng sứ), trong chứa dầu lạc và có một sợi bấc.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Lòng tong
- Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.
-
- Tía tô
- Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Con cón
- Gọn gàng, nhanh nhẹn (từ cổ).
-
- Đồng âm với cậu ấm.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.