Thà rằng chẳng biết cho xong
Biết ra như xúc, như đong lấy sầu
Tìm kiếm "răng rứa"
-
-
Than rằng : nhà bạt, cửa gai
-
Đồn rằng làng Nghĩa lắm đa
-
Đồn rằng Hà Nội vui thay
Đồn rằng Hà Nội vui thay
Vui thì vui vậy chưa tày Cổ Đô
Cổ Đô trên miếu dưới chùa
Trong làng lắm kẻ nhà nho có tài
Sinh ra hoa cống hoa khôi
Trong hai hoa ấy thì tài cả haiDị bản
-
Chữ rằng “Hổ tử lưu bì”
-
Đồn rằng bác xã nhà ta
-
Nghe rằng quan huyện gọi hầu
Nghe rằng quan huyện gọi hầu
Mua chanh mua khế, gội đầu cho thơm -
Thà rằng ăn bát cơm rau
Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt, nói nhau nặng lời -
Tưởng rằng trọn đạo thủy chung
Dị bản
-
Than rằng chớ lấy ông tra
-
Thà rằng uống nước hố bom
-
Đồn rằng Cẩm Phả vui thay
-
Đành rằng cơm nguội muối vừng
-
Đồn rằng đám Xứng vui thay
-
Một rằng đợi, hai rằng chờ
-
Tưởng rằng khăn trắng có tang
-
Tưởng rằng đó địch cùng đây
Tưởng rằng đó địch cùng đây
Hay đâu đó giắt ông thầy sau lưng -
Tuy rằng anh ở nhà anh
Tuy rằng anh ở nhà anh
Hồn hoa vất vưởng xung quanh nhà nàng -
Tuy rằng áo rách tày sàng
-
Tuy rằng ăn đây ở đây
Tuy rằng ăn đây ở đây
Tậu vườn nơi khác, trồng cây đã thành
Chú thích
-
- Nhà bạc
- Nhà lợp cỏ. Cách nói nhà bạc cửa gai (thường bị chạnh thành nhà bạt cửa gai) dùng để chỉ nhà nghèo.
-
- Thanh Nghĩa
- Tên một làng thuộc xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đây là một làng cổ ở đồng bằng sông Hồng, hình thành từ thời Lý. Đình làng thờ Thành hoàng Lý Công Bình, được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 2009. Hằng năm làng tổ chức hội vào ngày 25/10 âm lịch.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Tỉnh Hà Nội
- Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.
Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Cổ Đô
- Một làng cổ trước đó có tên là An Đô, sau lại đổi là An Bang, thuộc huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây, nay thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội . Xưa làng nổi tiếng với nghề dệt lụa (lụa Cổ Đô là loại lụa tiến vua) và truyền thống hiếu học.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Hổ tử lưu bì
- Hổ chết để lại da.
-
- Hậu lai
- Về sau (từ Hán Việt).
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Pháo
- Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanhNăm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.
-
- Hữu
- Có (từ Hán Việt)
-
- Tra
- Già (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Kẻ tra nghĩa là người già.
-
- Hố bom
- Hố tạo thành do bom nổ.
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau.
(Khoảng trời - hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ)
-
- Cẩm Phả
- Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.
-
- Ông sếp
- Ông chủ. Từ này có gốc từ tiếng Pháp chef.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Rơ
- Ra (phương ngữ).
-
- Đắc Lực
- Tên nôm là làng Xứng, nay thuộc xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tại đây có lễ hội làng Xứng, mở vào ngày mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng của những năm được mùa. Nét nổi bật của hội Xứng là mọi đồ thờ tế tự từ long, ly, quy, phụng cho đến cây cảnh, cổng chào... đều được làm bằng rơm. Làng lại làm riêng hai chú voi to như voi thật, dùng bùi nhùi làm vòi, làm đuôi. Tất cả được mang ra đình gọi là "đình Đụn" (đình bằng rơm).
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).