Nghe vẻ, nghe ve
Nghe vè thịt chó
Anh nào chịu khó
Thì đi mua tương
Cái việc tầm thường
Ai ai cũng biết
Muốn cho tươm tất
Đậu phộng, đậu nành
Củ sả, củ hành
Mua ba tiền bún
Một tiền rau húng …
Tìm kiếm "đi đâu"
-
-
Đất đâu đất lạ đất lùng
-
Đầu đội áp suất, chân đi bàn là
-
Cơ khổ cho đứa giữ trâu
Cơ khổ cho đứa giữ trâu
Ăn quán nằm cầu khóc mẹ kêu cha
Hai hàng nước mắt nhỏ sa
Cách sông trở hói biết nhà mẹ đâu?
Tinh sương thức dậy mở trâu
Nón nảy chẳng có lấy đầu che mưa
Thân tôi đi sớm về trưa
Vác cày vác bừa cho mỏi hai vai
Chúa thuê quan mốt chẳng giả quan hai
Tôi ở với ngài cho chẵn ba năm … -
Tôi đi khắp bốn phương trời
-
Em đi khắp bốn phương trời
-
Chồng đi thì có chồng nhà
Chồng đi thì có chồng nhà
Hơi đâu mà đợi chồng xa trở về -
Rắn đi còn dằm
-
Đường đi mặt biển chân trời
Đường đi mặt biển chân trời
Biết đâu mà hẹn thiệt lời với em? -
Phụng hoàng đầu đỏ mỏ vàng
-
Anh về hái đậu trẩy cà
-
Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cha mi nói dối đau chân ở nhà
Làng tuần vừa thịt con gà
– Con ơi, bỏ gậy cho cha đi tuần!Dị bản
Cốc, cốc đánh mõ đi tuần
Cha mi nói dối đau chân nằm nhà
Ngày mai làng làm thịt gà
– Con ơi đưa gậy cho cha đi tuần!Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cha tôi bị ngã đau chân ở nhà
Nghe làng làm thịt con gà
– Con ơi vác gậy cho cha đi tuần!
-
Thôi thôi chịu hắt đi nà
-
Bước lên xe, đầu đội khăn rằn
Dị bản
Bước lên xe, đầu đội khăn rằn
Nói năng đúng điệu, tảo tần bán buôn
-
Đang khi chồng giận mình đi
-
Lưng choàng áo đỏ
-
Mẹ ơi sinh trai mà chi
Mẹ ơi sinh trai mà chi
Đầu gà má lợn đem đi cho người
Mẹ sinh con gái như tôi,
Đầu gà má lợn mẹ ngồi mẹ ăn! -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chị dại đã có em khôn
-
Chém cha cái đất Kẻ Đê
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lù lù như mu lồn chị
Chú thích
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
-
- Đậu nành
- Một giống đậu rất phổ biến ở nước ta và trên cả thế giới. Hạt đậu nành được sử dụng rất đa dạng, bao gồm dùng trực tiếp (rang, luộc, nấu canh, nấu chè...) hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa...
-
- Sả
- Một loại cỏ cao, sống lâu năm, có mùi thơm như chanh. Tinh dầu sả được dùng để ướp tóc. Thân cây sả có thể làm gia vị.
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Cơ khổ
- Cơ (chữ Hán 飢) nghĩa là đói. Cơ khổ nghĩa là đói khổ, thường được dùng để than vãn.
-
- Hói
- Nhánh sông con, nhỏ, hẹp, do tự nhiên hình thành hoặc được đào để dẫn nước, tiêu nước.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Giả
- Trả (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Me xừ
- Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Cá sấu
- Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Hắt
- Dứt khoát (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nà
- Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
-
- Sạ
- Trồng lúa bằng cách gieo thẳng hạt giống lúa xuống nước, không cần cấy.
-
- Khăn rằn
- Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Đồ
- Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
-
- Kim Đê
- Tên Nôm là Kẻ Đê, một làng thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Theo sách Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2012): Xưa kia con gái Kim Đê (Kẻ Đê) bạo dạn có tiếng, bắt nạt cả con trai. Lệ cưới hỏi ở Kim Đê rất nhẹ nhàng, chỉ cần nhà trai có cơi trầu đến dạm là từ đấy nhà trai có công việc gì, dù chưa cưới, cô dâu cũng sang lo liệu giúp, xong lại về nhà mình.