Hai người xưa ở hai non
Bây giờ họp lại như con một nhà
Kẻ làm xương, người làm da
Phép linh biến hóa còn là một chân
Tìm kiếm "cầu Rồng"
-
-
Râu một sợi dài tít tắp
-
Xương bằng tre già
-
Có cổ mà chẳng có đầu
-
Thân em bé nhỏ tí ti
-
Hai mẹ đứng ở hai đầu
-
Dưới nước trên lửa
-
Sâu sâu một lỗ nước lưng đầy
-
Bằng hột lựu
-
Bốn cái chày đâm
-
Con chi không chưn mà đi năm rừng bảy rú
-
Con chi ăn mà không uống
-
Cù queo mà ở dưới đồng
-
Đầu làng có cái mõ
-
Rì rì rà rà
-
Tám thằng dân vần cục đá tảng
-
Trăm miếng ván, vạn thằng dân
-
Tám chân đi đất không mòn
-
Vừa bằng ngón tay
-
Giữ gìn bờ cõi cho ai
Chú thích
-
- Đèn dầu
- Đèn đốt bằng dầu hỏa, gồm một bầu đựng dầu bằng thủy tinh hoặc kim loại, một sợi bấc (tim đèn) để hút dầu, và hệ thống núm vặn. Đèn dầu còn được gọi là đèn Hoa Kỳ (Huê Kỳ), mà theo tác giả Nguyễn Dư thì tên này bắt nguồn từ tên cửa hiệu Hoa Kỳ phố Jules Ferry (Hàng Trống ngày nay) chuyên làm đồ khảm xà cừ và bán đèn sắt tây. Hiện nay đèn dầu vẫn còn được thấy ở các vùng quê nghèo.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Cù queo
- Cong vẹo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Trống lệnh
- Loại trống lớn, được đánh trong các lễ hội hoặc khi ra trận.
-
- Sâu róm
- Một số nơi gọi là sâu rọm, tên chung của nhiều loại sâu có lông rậm. Lông sâu róm thường có chất độc, người bị chích phải sẽ bị ngứa ngáy hoặc đau nhức ở vùng da tiếp xúc, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.