Ở đây lắm kẻ gièm pha
Nói vào thì ít nói ra thì nhiều
Thương anh thương đủ mọi điều
Gió quanh em sẽ liệu chiều em che
Ai nói chi chàng chớ có nghe
Ông Tơ bà Nguyệt đã xe ta rồi
Dù ai khuyên đứng dỗ ngồi
Thì chàng cũng cứ đãi bôi qua lần
Tìm kiếm "ở đời"
-
-
Ở nhà con khách mách tương liên
-
Ở nhà đã định không đi
-
Ở nhà em mới ra đây
-
Ở đây rìu rịt lấy chàng
-
Ở đây có cảnh có tình
-
Ở sao phải biết trước sau
Ở sao phải biết trước sau
Lòng cay nghiệt lắm lấy đâu đẹp đời -
Ớ cô Hai ơi, sao cô không nói không rằng
Ớ cô Hai ơi, sao cô không nói không rằng
Lòng tui thương tưởng cô bằng hay không?
Hay là cô chưa muốn có chồng
Nói cho tui biết đợi trông làm gì
Trách lòng cho con gái nữ nhi
Đời chừ lựa chọn làm chi cho nhiều
Buổi xưa kia vinh hiển còn biêu
Trai hoàng nam đi cưới con gái ông tiều trên non
Hay là cô bụng dạ lòng son
Nói cho tui biết chiều lòng ông mai
Hễ mà cô nói đừng sai
Trầu mâm, rượu hũ, tui cậy ông mai tới nhà -
Ở đâu anh mới tới đây
-
Anh về ở với em, em may cho anh một năm ba quần ba áo
Anh về ở với em, em may cho anh một năm ba quần ba áo,
Em sắm cho anh một nón dấu một mẩu tơi mo,
Ngày anh ra đồng cuốc ruộng, ăn ở thật thà em thương!
– Anh ở với em, em sắm cho anh một năm ba quần ba áo,
Em sắm cho anh một nón dấu một mẩu tơi mo,
Ngày anh ra đồng cuốc ruộng, tối em cho ngủ nhờ mới vâng! -
Khó khăn ở quán ở lều
Khó khăn ở quán ở lều
Bà cô ông cậu chẳng điều hỏi sao
Giàu sang ở bên nước Lào
Hùm tha rắn cắn, tìm vào cho mauDị bản
Khó khăn ở chợ leo teo
Ông cô, bà cậu chẳng điều hỏi sao
Giàu sang ở bên nước Lào
Hùm tha rắn cắn, tìm vào cho mau
-
Chỉ tơ rối ở trong cuồn
-
Anh khôn ngoan cũng ở dưới ông Trời
-
Mười phần thương mẹ ở nhà
-
Em nói nên mà dạ ở không nên
-
Trai làng ở góa còn đông
– Trai làng ở góa còn đông
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư
– Ngụ cư có thóc cho vay
Có lụa bán đầy em lấy ngụ cưDị bản
Trai làng ở góa còn đông
Cớ chi em bậu lấy chồng đàng xa?
– Trai làng chê khó không dùng
Nên chi em bậu bạn cùng đàng xa
-
Nhà em ở cạnh cầu ao
Nhà em ở cạnh cầu ao
Chàng đi xuôi ngược, chàng vào nghỉ chân
Chàng ngồi chàng nghỉ ngoài sân
Cơm thì nhỡ bữa, canh cần nấu suông
Rau cải chưa rắc, rau muống chưa leo
Cơm em mới có lưng niêu
Lửa em tắt mất từ chiều hôm qua
Ngược lên bãi Phú thì xa
Xuôi về bãi Mộc trồng cà lấy dưa … -
Chàng ơi ở lại mà chơi
-
Quê anh thì ở nơi đâu
-
Anh về ngoài nớ, em ở trong ni
Anh về ngoài nớ, em ở trong ni
Dặn anh hai chữ gắng ghi vào lòng:
Hồi thương, nước đục cũng trong
Hồi ghét, nước chảy giữa dòng cũng dơ
Thiệt như lời em nói em chờ
Ba bốn nơi tới ngõ trao thơ, em không cầm.Dị bản
Chú thích
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Đãi bôi
- (Nói chuyện) niềm nở nhưng giả dối, không thực lòng. Theo học giả An Chi, từ này có thể bắt nguồn từ chữ Hán đãi 紿 (lừa dối) và bội 倍 (phản, trái lại). Một số địa phương Nam Bộ phát âm thành đãi buôi hoặc bãi buôi.
-
- Chim khách
- Còn gọi là yến nhung hoặc chim chèo bẻo, có bộ lông màu đen than, đuôi dài tẽ làm đôi. Tiếng kêu của chim nghe như "khách... khách" nên nó có tên như vậy. Theo dân gian, chim kêu tức là điềm báo có khách đến chơi nhà.
-
- Tương liên
- Có mối quan hệ gắn kết với nhau (từ Hán Việt).
-
- Bói Kiều
- Một phong tục cũ, thường chơi vào dịp Tết. Theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục: "Bói Kiều là mình có việc gì muốn được biết hay dở đường nào thì khấn với Thúy Kiều, Kim Trọng xin cho mấy câu dòng nào, gặp chỗ nào thì lấy mấy câu thứ mấy ở trang ấy mà đoán. Cách này là một cách bói chơi, nhưng cũng nhiều khi nhiều người cho là nghiệm."
Lật đầu giường lấy cuốn Truyện Kiều, cô hé mở ra để xem đằng nào là đầu, đằng nào là cuối. Rồi hai bàn tay chắp lại một cách cung kính, cô đưa cuốn sách lên tận ngang mặt, đặt nghiêng ‘’bụng sách’’ vào thẳng sống mũi và khấn lầm rầm:
"Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, tên tôi là Hoàng Thị Ngọc, ở làng Vân Trình, thành tâm xin cô một quẻ..."
Vừa dứt tiếng quẻ, cô liền ngừng lại và chỉ mấp máy hai môi, không biết là nói những gì. Dứt hồi thì thầm, cô bấm một ngón tay cái vào giữa cuốn sách rồi giở ra xem. Ngón tay cái của cô trúng vào chỗ này:
Bó thân về với Triều Đình,
Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu ?
Áo xiêm đùm bọc lấy nhau,
Vào luồn ra cúi, công hầu mà chi.Đọc đi đọc lại mấy lần, cô vẫn không hiểu nàng Kiều bảo mình cái gì!
(Lều chõng - Ngô Tất Tố)
-
- Bỗng nhi
- Bỗng nhiên (từ cũ).
-
- Rìu rịt
- Không rời, giữ rịt.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Biêu
- Nêu lên cho mọi người biết.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Trường Yên
- Một làng nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Vào thế kỉ thứ 10, đây là kinh đô Hoa Lư của nước ta, lúc ấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Tại đây có đền thờ Đinh Tiên Hoàng trên nền cung điện Hoa Lư xưa, và đền thờ Lê Đại Hành ở gần đó. Hằng năm vào tháng 2, nhân dân tổ chức lễ hội ghi nhớ công lao của hai vị vua dựng nước và giữ nước này.
-
- Đàn bà
- Từ đàn ông dùng để chỉ vợ mình khi nói chuyện với người khác. Cách dùng này vẫn còn ở một số địa phương.
-
- Nón dấu
- Cũng gọi là nón sơn hoặc nón dầu sơn, loại nón của lính thời Lê - Nguyễn, gần giống như nón lá nhưng nhỏ hơn, thường đan bằng mây, có chóp bằng đồng.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Guồng
- Cũng gọi là cuồng, mớ chỉ, sợi quấn tròn lại thành một cục lớn, không có trục hoặc lõi bên trong.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Thượng thiên
- Trên trời (từ Hán Việt).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phỉnh
- Lừa gạt (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Ngụ cư
- (Người) từ nơi khác đến và sinh sống ở nơi không phải là quê hương của mình.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Suông
- Thiếu hẳn nội dung quan trọng, gây nên sự nhạt nhẽo: Nấu canh suông (nấu canh chỉ có rau, không thịt cá), uống rượu suông (uống rượu không có thức nhắm)...
Ðêm suông vô số cái suông xuồng,
Suông rượu, suông tình, bạn cũng suông!
(Đêm suông phủ Vĩnh - Tản Đà)
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Ngái
- Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.