Tìm kiếm "cầu mong"

Chú thích

  1. Úm
    Ôm ấp, che chở.
  2. Có tiếng có tăm
    Cách nói nhấn mạnh của từ "tiếng tăm."
  3. Nghì
    Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
  4. Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

    Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

  5. Đạn súng thần công tìm thấy Huế

    Đạn súng thần công tìm thấy ở Huế

  6. Nén
    Còn gọi là hành tăm, một loại cây thuộc họ hành tỏi, thân nhỏ, mọc thành bụi, củ màu trắng có vỏ bao bọc. Lá và củ nén có tác dụng giải cảm tốt.

    Cây và củ nén

    Cây và củ nén

  7. Mủng
    Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Chơi chữ, nghĩa là "cầu cho hư hỏng" (cầu cho con cờ bạc, đốt nhà...), cũng có nghĩa là cái cầu hư.
  9. Trái lí
    Trái với lí lẽ thông thường (nước chảy qua đèo, bà già cưới chồng).
  10. Chửa
    Mang thai.
  11. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  12. Trèo hái dừa

    Trèo hái dừa

  13. Lũy
    Công trình bảo vệ một vị trí, thường đắp bằng đất.

    Lũy Trường Sa (Đồng Hới, Quảng Bình)

    Lũy Trường Sa (Đồng Hới, Quảng Bình)

  14. Gái đĩ ở đây chỉ cây lúa làm đòng. Làm đòng là quá trình hình thành cơ quan sinh sản của cây lúa. Quá trình này diễn ra ở đỉnh điểm sinh trưởng của các nhánh cây lúa, có thể nhìn thấy đòng lúa bắng mắt thường khi đòng đã dài 1mm.

    Lúa trổ đòng

    Lúa trổ đòng

  15. Trượng phu
    Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
  16. Khố
    Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.

    Đóng khố

    Đóng khố

  17. Hoa chuối

    Hoa chuối

  18. Dệt cửi

    Dệt cửi

  19. Phủ Thừa Thiên
    Tên một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương thời nhà Nguyễn, bắt đầu dưới triều Minh Mạng, nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế với thủ phủ là thành phố Huế.
  20. Chơi chữ, "Thừa" nghĩa là "dư," còn "Thiên" tiếng Hán Việt 天 nghĩa là "trời." Thừa Thiên vì vậy nghĩa là "trời dư."
  21. "Khi vui con chị, khi buồn con em" nghĩa là muốn tất cả, cả chị lẫn em. Theo Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của, muốn tất cả là "muốn luột sạp." "Muốn luột" phát âm theo kiểu miền Trung và Nam Bộ thì đồng âm với "muống luộc."

    Rau muống luộc chấm nước mắm

    Rau muống luộc chấm nước mắm

  22. Muỗm
    Miền Nam gọi là quéo, xoài hôi, hoặc xoài cà lăm, một loại cây giống cây xoài, thân lớn, thường được trồng trong các sân đình, chùa. Quả muỗm giống vỏ xoài nhưng nhỏ hơn và chua chứ không ngọt như xoài, nên thường để nấu canh hoặc chấm muối ớt.

    Cành và quả muỗm

    Cành và quả muỗm

  23. Đồng âm với chữ "cam" trong "cam chịu."
  24. Chệch
    Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
  25. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  26. Giải nghĩa: Câu đố này có sự chơi chữ, "bần" trong tên cây bần đồng âm với từ Hán Việt "bần" 貧 nghĩa là nghèo (gia tài của cải cũng đều không). Ngoài ra, vì cây bần mọc trong nước mặn nên gọi là "trước sơn thủy" (núi và nước), đồng thời quả bần rất giống "mấy ngọn đèn chong."