Tính về trình với mẹ cha
Phận tính là gái như hoa giữa đường
Tình trông thấy tính cũng thương
Tình về thu xếp quê hương cửa nhà
Tình về trình với mẹ cha
Rằng tình gặp khách đường xa quê người
Hồng nhan tình chín, tính mười
Muốn cho tình tính kết đôi giao hòa …
Những bài ca dao - tục ngữ về "thương yêu":
-
-
Thương nhau giữ trọn lời thề
-
Thương em chẳng dám tới nhà
Thương em chẳng dám tới nhà
Đi qua đi lại hỏi gà bán chơi
Thấy em như thấy mặt trời
Thấy thời thấy vậy, trao lời khó traoDị bản
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó trao lời khó trao
-
Thương em không quản xa gần
Dị bản
Thương nhau chẳng quản xa gần
Cầu không tay vịn cũng lần mà sang
-
Thương anh mấy núi cũng trèo
-
Tay cầm tấm mía tiện tư
-
Nhác trông thấy bóng anh đi
Nhác trông thấy bóng anh đi
Thấy chân anh bước dạ thì em thương
Nhác trông thấy bóng anh qua
Hình dung chải chuốt thật là xinh sao
Em mong thấy mặt em chào
Vắng anh em những khát khao đêm ngày -
Nhà anh có một thước ao
-
Hai tay cầm nắm lạt bẻ cò
Hai tay cầm nắm lạt bẻ cò
Lòng anh thương da diết, sao em giả đò làm lơ
Thương em phát dại phát khờ
Đang ăn đũa rớt bao giờ không hay
Cầm kéo quên cắt quên may
Cầm ve quên rượu, cầm khay quên trầu
Cầm đèn quên bấc quên dầu
Cầm trang sách đọc quên đầu quên đuôi
Cầm cân quên giá quên lui
Cầm tiền mà xỉa không biết mấy mươi một tiền
Thương em nhất dại nhì điên -
Thương ai bằng nỗi thương con
-
Muốn cho sông cạn đất liền
Muốn cho sông cạn đất liền
Kẻo anh đi lại tốn tiền đò ngang -
Cớ sao thấy mặt thì thương
Cớ sao thấy mặt thì thương
Hay chăng trời đất vấn vương cho mình? -
Con cò nó mổ con lươn
-
Bởi thương nên dạ mới trông
Bởi thương nên dạ mới trông
Không thương em đã lấy chồng còn chi -
Thương ai cho bằng thương chồng
Thương ai cho bằng thương chồng
Bởi chồng cờ bạc, nên lòng chẳng thương -
Ăn sao cho được mà mời
Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thươngDị bản
Ăn sao cho được của người
Thương sao cho được vợ người mà thương
-
Yêu nhau vạn sự chẳng nề
Dị bản
Yêu nhau mọi việc chẳng nề,
Dù trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng
-
Thương nhau nước đục cũng trong
Thương nhau nước đục cũng trong
Ghét nhau nước chảy giữa dòng cũng dơ -
Chồng yêu cái tóc nên dài
Chồng yêu cái tóc nên dài
Cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn -
Qua đồng ngả nón thăm đồng
Qua đồng ngả nón thăm đồng
Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu
Chú thích
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Tương tư
- Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Tiện
- Gọt vòng quanh cho đứt hoặc tạo thành khía.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Tuần
- Một lần rót (rượu, trà...)
-
- Rau ngổ
- Còn gọi là rau om, ngò (mò) om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ, là loài cây thân thảo có chiều cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá không cuống, mọc đối hoặc mọc vòng, mép lá có răng cưa thưa. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm rau gia vị.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Bẻ cò
- Bẻ gập lại thành từng khúc để đếm (mỗi khúc là một lần).
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Son
- Chỉ vợ chồng trẻ chưa có con cái.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Nề hà
- Ngại việc khó khăn.
Bờ trơn ta chẳng nề hà
Bàn chân bám chặt khó sa xuống bờ
(Tải gạo tiếp tế miền Đông - Bảo Định Giang)